Phim truyền hình Việt: Càng dài càng mất thương hiệu

Lý do phim truyền hình Việt bị “thất sủng” có nhiều, nhưng một nguyên do quan trọng là các phim đa phần dài dòng, lê thê…

Phim truyền hình Việt: Càng dài càng mất thương hiệu

Phát mệt vì giải trí

Phim “Cầu vồng tình yêu” (đạo diễn Trọng Trinh) đang phát sóng trên giờ vàng VTV3 đã đi quá 2/3 chặng đường. Khi mới rục rịch lên sóng, phim được nhà đài hứa hẹn sẽ gây sốt bởi phim được chuyển thể “hoàn hảo” từ kịch bản Hàn Quốc cùng dàn diễn viên trẻ đẹp, đang độ “hot”.

Tuy nhiên, ngay khi những tập đầu tiên được lên sóng, phim đã không đủ độ “hot” như dự đoán. Dàn diễn viên “ngôi sao” với hotboy Huỳnh Anh, MC điển trai Phan Anh… cũng không cứu vãn nổi sự chán ngán bởi những tình tiết dài dòng, “Hàn hoá” của phim.

Phim truyền hình Việt: Càng dài càng mất thương hiệu

Chỉ một phân đoạn giận dỗi, ghen tuông của hai nhân vật chính Minh Khang (Hải Đăng đóng) và Mộc Miên (Hồng Diễm đóng) mà kéo dài tới hơn chục phút, chiếm 1/4 tập phim phát sóng, quanh đi quẩn lại cũng chỉ những lời lẽ “chọc” cho thoả “cơn ghen”. Hay cảnh chia tay giữa nhân vật Hoàng Sơn (Hải Anh đóng) và người vợ hơn mình 5 tuổi được kỳ vọng sẽ lấy nước mắt của khán giả, nhưng trái lại, chỉ làm khán giả được trận cười no bụng vì sự thiếu thực tế, chưa kể giọng nói của diễn viên Hải Anh quá cứng, không bộc lộ được cảm xúc...

Cũng chính vì những tình tiết dài dòng quá thể này mà đến nay, khi phim đã gần tới đích (tập 70/85 tập phim) mới chỉ bắt đầu lên đến đỉnh cao trào mà chưa hé lộ nút thắt nào. Các mâu thuẫn trong phim cứ kéo dề dề một cách khó hiểu. Xem phim, quả thực thấy rất mệt mỏi chứ không được “giải trí” chút nào.

Tình trạng lê thê này không chỉ ở một phim mà ở phần đông các phim truyền hình Việt thời gian qua. Bây giờ làm phim truyền hình, chục tập phim có lẽ đã là dĩ vãng xa rồi. Điểm các phim gần đây, đều trên dưới 30, 40 tập, có nhiều phim còn lên tới hàng trăm tập như “Cô gái xấu xí”, “Những người độc thân vui vẻ”, “Cô gái bất đắc dĩ”….

Phim truyền hình Việt: Càng dài càng mất thương hiệu

Điều đáng nói, phim truyền hình Việt trên giờ vàng VTV gần đây có sự góp mặt nhiều của các bộ phim đến từ phương Nam- miền đất hứa của thể loại phim giải trí hút khách. Tuy nhiên, cũng chẳng hơn gì phim phía Bắc, những bộ phim này cũng rơi vào tình trạng dài lê thê, khiến người xem phát ngán. Đó là chưa kể, người xem còn thấy bực mình hơn khi các phim được PR quá “hoàn hảo” nhưng khi xem phim, chả thấy sự “hoàn hảo” đó đâu, chỉ thấy bực mình.

Mất thương hiệu

Phim giờ vàng đã từng có thời kỳ làm nên thương hiệu bởi những bộ phim đặc sắc như “Ma làng”, “Gió làng Kình”, “Ngõ lỗ thủng”… của các nhà sản xuất phía Bắc. Nhưng thương hiệu ấy giờ đang bị đánh mất bởi những bộ phim nhàm chán, dài dòng của cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Khán giả xem truyền hình bây giờ chỉ chăm chăm vào những show truyền hình thực tế như “Bước nhảy hoàn vũ”, “Vietnam’s Got Talent”… bởi sự mới lạ, biến đổi của nó. Chẳng còn mấy ai mặn mà và đủ sức kiên nhẫn ngồi trước máy thu hình đón xem hết các tập phim truyền hình.

Phim truyền hình phía Bắc vốn có đặc sản là dòng phim chính luận, chủ yếu do Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC)- Đài truyền hình Việt Nam sản xuất. Nay, bên cạnh phim chính luận, VFC cũng tiến tới cả thể loại phim giải trí.

Nói như đạo diễn Đỗ Thanh Hải- Giám đốc VFC: “Phim chính luận là một trong những mảng đề tài phim được VFC chú trọng nhất. Lý do vì sức hấp dẫn của nội dung, nhận được sự thu hút quan tâm của khán giả vì chạm đến những vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu giải trí cũng rất cần quan tâm nên đội ngũ làm phim VFC cũng phải liên tục thay đổi cách làm phim để thu hút khán giả”.

Phim truyền hình Việt: Càng dài càng mất thương hiệu

Ông Hải cũng cho rằng “số tập phim được sản xuất một năm là bao nhiêu không quan trọng bằng việc sẽ có bao nhiêu bộ phim sẽ được khán giả chờ đợi và chấp nhận”. Nhưng rõ ràng, số phim được khán giả chờ đợi và chấp nhận thời gian qua gần như là con số 0.

Việc “mở” với các phim phía Nam trên sóng truyền hình quốc gia là cần thiết. Tuy nhiên, “mở” quá đâm ra lại dại. Việc bán sóng truyền hình được thực hiện quá dễ dàng là cơ hội để những phim “thảm hoạ” như “Anh chàng vượt thời gian”, “Nghe trà”… lên sóng.

Thêm nữa, tình trạng “đếm tập ăn tiền” đang diễn ra càng tạo cơ hội để các nhà sản xuất “bôi” thêm các tập phim. Có khi phim chả cần đến những vấn đề này nhưng đạo diễn cứ bê vào theo kiểu liệt kê cho dài. Rốt cục chỉ khổ khán giả, xem cái gì cũng nửa vời, chả đâu vào đâu. Trong khi đó, những bộ phim ngắn tập, thậm chỉ chí vài ba phút như các phim của dự án Làm phim 48h của các gương mặt mới, có cả không chuyên lại gây được hiệu ứng tốt nơi dư luận.

Thế mới biết, với kiểu “dễ dãi” như hiện nay của nhà đài và của cả các đạo diễn “gạo cội” thì có lẽ, khán giả cũng phải chờ dài dài như khi chờ phim truyền hình hết tập mới mong có được phim hay để xem.

Hà Trang

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !