Phí giao thông thiếu công bằng

Ngay sau khi Bộ GTVT trình phương án thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và ô tô, đặc biệt là việc thu phí xe máy, phương tiện đi lại phổ biến nhất hiện nay, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi.

Phí giao thông thiếu công bằng

Phí giao thông thiếu công bằng

Phí chồng phí

Kết thúc năm 201, người dân chưa hết lo lắng khi ngành thuế điều chỉnh tăng mức lệ phí trước bạ ô tô từ 10% lên 15% ở TPHCM và 20% ở Hà Nội, thì mới đây Bộ GTVT có tờ trình Chính phủ đề xuất cả ô tô và xe máy đóng thêm phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ.

Như vậy, nếu các loại phí được thông qua thì một xe ô tô, xe gắn máy “cõng” trên 10 loại thuế và phí khác nhau gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, phí trước bạ, phí xăng dầu, phí bảo trì đường bộ, phí đường bộ tại các trạm thu phí, lệ phí đăng kiểm, phí bảo hiểm...

Theo lý giải của Bộ GTVT, phí lưu hành nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc tại các thành phố lớn, đồng thời có nguồn vốn chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, đa phần người dân lại không đồng tình với lập luận trên. Anh Trần Công Nguyện ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho rằng, cần tính tính toán kỹ trước khi áp dụng, nếu không phần thiệt vẫn dồn về phía người dân. Bởi khi đề xuất này được thực thi mà không mang lại hiệu quả thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm?

Theo Đại biểu HĐND TP.HCM Lâm Thiếu Quân, thu phí lưu hành phương tiện cá nhân không giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông. Do vậy, chỉ nên thu phí ô tô khi vào trung tâm TP giờ cao điểm và không thu xe máy.

Chưa thuyết phục

Trao đổi với PV Infonet, TSNguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam cho biết, khi gọi là đóng phí, về bản chất là chúng ta mua và sử dụng một dịch vụ có giá trị tương đương. Để mua được phương tiện đi lại trên đường, người dân đã đóng rất nhiều loại thuế và phí khác nhau. Thế nhưng, hiện nay, người dân vẫn phải sử dụng một hạ tầng giao thông cũ kỹ, thiếu quy hoạch, hàng ngày đối mặt với vấn nạn ùn tắc, ngập úng, ô nhiễm không khí...

Bên cạnh đó, khi thu phí xong, ai dám chắc rằng nạn ùn tắc, tai nạn giao thông được kéo giảm, hạ tầng giao thông sẽ cải thiện? Hơn nữa, nếu đóng phí mà dịch vụ giao thông tiếp tục tồi tệ như hiện nay, cơ quan nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm?

Riêng xe gắn máy, đối tượng sử dụng hiện nay chủ yếu là người dân lao động có mức thu nhập trung bình và thấp. Đơn cử, hiện tại TPHCM, xe gắn máy chiếm 80% số lượng phương tiện. Do đó, việc thu phí để hạn chế phương tiện và kéo giảm ùn tắc giao thông càng không thuyết phục, TS. Nguyên nhấn mạnh.

Theo ông Thái Văn Chung, Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TP.HCM, Bộ GTVT cần nghiên cứu chính xác loại phương tiện gây nên tình trạng kẹt xe tại các đô thị để đánh phí cho phù hợp. Ngoài ra, xét kỹ đến các khung giờ, tuyến đường, khu vực mà áp dụng.

"Dự thảo đưa ra phương thức thu có một số loại phí chưa bảo đảm tính công bằng. Chẳng hạn, một chiếc ô tô gia đình mỗi năm chạy khoảng vài trăm km cũng phải đóng phí từ 20-50 triệu đồng, trong khi ô tô của một doanh nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh chạy hàng chục ngàn km vẫn đóng mức phí tương tự", ông Chung phân tích.

Việt Dũng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !