Phát triển DN nhỏ kéo giảm tỉ lệ thất nghiệp
Phát triển DN nhỏ kéo giảm tỉ lệ thất nghiệp
Ông Tạ Bằng Huy, Phó cục trưởng Cục việc làm (Bộ LĐTB-XH) cho biết trong buổi hội thảo về lao động và việc làm chiều 16/8.
Phó cục trưởng cục việc làm (Bộ LĐTB-XH), Tạ Bằng Huy phát biểu tại hội thảo |
Theo ông Tạ Bằng Huy phó cục trưởng cục việc làm (Bộ LĐTB-XH) cho biết, số lượng lao động Việt Nam khá dồi dào, lực lượng lao động trên 15 tuổi chiếm 58,5% dân số. Lực lượng lao động Việt Nam tăng gần 1 triệu người một năm và trình độ văn hóa của lao động Việt Nam so với các nước cùng khu vực tương đối cao đồng thời cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam khá thấp, chiếm 2,8%. Sở dĩ có kết quả này là do ở nước ta các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khá nhiều. Khi các doanh nghiệp lớn sa thải lao động thì người lao động sẽ tìm ngay được một công việc thích hợp. Tuy nhiên chất lượng lao động Việt Nam chưa đạt như mong muốn.
Phó cục trưởng cũng cho biết: Việt Nam cũng có những bộ luật và chính sách khuyến khích để giải quyết vấn đề việc làm và đang có tiến triển khả quan. Kết quả cụ thể là bình quân mỗi năm nhà nước đã trích 2.500 tỷ đồng từ quỹ hỗ trợ vay vốn để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.
Nhà nước đã tạo điều kiện cho 70-80 nghìn lao động ra nước ngoài lao động mỗi năm. Đặc biệt từ 1/1/2009 Việt Nam đã thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và năm 2011 đã có 300 nghìn người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Một hình thức tạo công ăn việc làm nữa cho người lao đông đó là xây dựng mô hình hợp tác xã (HTX). Theo ông Nguyễn Anh Dũng, đại diện Liên minh hợp tác xã Việt Nam, vấn đề tạo việc làm thông qua HTX là rất cần thiết. Mô hình HTX tác động đến lao động, việc làm và quá trình hoạt động của HTX đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình trong khả năng tạo việc làm cho người lao động. Vì thế cần phát triển mô hình HTX sâu rộng hơn nữa”.
Tại buổi hội thảo, đại diện bên phía Trung Quốc, bà Hoa Phúc Chu cho biết, khủng hoảng tài chính quốc tế đã và đang ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trong đó Trung Quốc và ASEAN vẫn đang chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này. Đó chính là vấn đề việc làm cho người lao động.
Hiện nay, sức ép do sinh viên tốt nghiệp và người lao động thất nghiệp đang tồn tại song song với nhau. Vấn đề mâu thuẫn trong cơ cấu việc làm đang ảnh hưởng tới vấn đề việc làm của Trung Quốc.
Bà cho biết, để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động cần phải tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ phát triển. Bởi các doanh nghiệp này có vai trò quan trọng trong việc quyết định việc làm và giúp người lao động có được công ăn việc làm.
Theo một thống kê, các DN nhỏ và vừa Trung Quốc đã đóng góp 60% GDP, 50% ngân sách, 65% tỷ lệ thương mại quốc tế và đem lại 80% việc làm cho người lao động. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (từ 2008 đến nay) DN loại này đã giải quyết 44 triệu việc làm.
Trung Quốc đã có những chính sách ưu tiên phát triển DN như: nới rộng môi trường, thủ tục, cung cấp dịch vụ cho DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ, có sự ưu đãi về thuế hay thành lập quỹ phát triển cho các DN nhỏ để mở rộng cơ hội tiếp cận vốn cho DN.
lan nguyễn