Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Sơn La
Theo báo cáo của UBND tỉnh, về chế biến nông, lâm sản, ông nghiệp chế biến nông sản từng bước phát triển đáng kể; các nhà máy chế biến sữa, đường, chè, tinh bột sắn… được quan tâm đầu tư, nâng cấp như: Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đã nâng công suất chế biến sữa tươi tiệt trùng lên 100 tấn/ngày, đầu tư xưởng sản xuất sữa chua công suất 30 tấn/ngày; Công ty cổ phần mía đường Sơn La nâng cấp nhà máy chế biến đường Mai Sơn từ 1.500 tấn mía cây/ngày lên 5.000 tấn mía cây/ngày; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Mai Sơn nâng công suất chế biến từ 50 tấn tinh bột/ngày lên 300 tấn tinh bột/ngày; các công ty chế biến chè nâng cấp các nhà máy chế biến chè tại Mộc Châu, Bắc Yên, Thuận Châu.
Đồng thời trong những năm qua trên địa bàn tỉnh đã phát triển các cơ sở chế biến miến dong tại huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Sông Mã; các cơ sở chế biến cà phê tại huyện Thuận Châu, Mai Sơn; các cơ sở chế biến thủy sản tại Quỳnh nhai, Mường La; ... gắn với các vùng nguyên liệu tập trung.
Về công nghiệp thực phẩm, tỉnh Sơn La đã và đang phát triển các cơ sở sản xuất rượu vang Sơn Tra tại Bắc Yên; rượu ngô, mận Mộc Châu; rượu chuối Yên Châu; hoa quả xấy Mộc Châu; chuối sấy Yên Châu; long nhãn Sông Mã,....
Ngoài ra còn phát triển một số cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi (Nhà máy chế biến thức ăn cho bò sữa của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu,...); sản xuất phân bón (phân vi sinh của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La);...
Năm 2018 có 05 nhà máy chế biến nông sản đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy chế biến sâu tinh chế cà phê từ sản phẩm cà phê Sơn La với công suất 10.000 tấn cà phê nhân/năm; 02 nhà máy chế biến tinh bột sắn với công suất 300 tấn tinh bột/ngày/nhà máy; Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu với công suất 10.000 tấn rau, củ, quả/năm; Nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10 với công suất 3.000 tấn mủ cao su sau chế biến/năm.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 33 cơ sở, xưởng, nhà máy (cơ sở) chế biến nông sản xuất khẩu (Trong đó sản xuất chè: 23 cơ sở; Đường: 01 nhà máy; Tinh bột sắn: 02 nhà máy; Cà phê nhân: 7 cơ sở; Tơ tằm: 01 nhà máy).
Hiện tổng số trang trại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt 337 trang trại (Trong đó trồng trọt: 40 trang trại; Chăn nuôi: 297 trang trại). Các trang trại này sử dụng 700 ha đất, tạo công ăn việc làm cho 4.624 người (Trong đó lao động thường xuyên: 1.410 người; Lao động thuê ngoài thời vụ ở thời điểm cao nhất trong 12 tháng qua: 3.214 người).
Toàn tỉnh có 452 doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (Không tính doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động dịch vụ nông nghiệp), trong đó: trồng cây ăn quả: 216 tổ chức; trồng rau: 38 tổ chức; thủy sản: 74 tổ chức; chăn nuôi: 29 tổ chức; cây lâu năm (chè, cà phê, mắc ca, dược liệu): 45 tổ chức; bảo quản, chế biến nông sản: 36 tổ chức; giống cây trồng và lĩnh vực khác: 14 tổ chức; chăn nuôi: 28 doanh nghiệp, hợp tác xã; thủy sản: 72 doanh nghiệp, hợp tác xã; trồng trọt và lĩnh vực khác: 335 doanh nghiệp, hợp tác xã.