Phát tán hình ảnh, clip nam sinh nhảy lầu tự tử không được đồng ý của gia đình là hành vi vi phạm pháp luật

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ…

Ngày 1/4, thông tin một nam sinh lớp 10 trường chuyên ở Hà Nội trèo qua ban công căn hộ rồi nhảy xuống dẫn đến tử vong khiến nhiều người bàng hoàng. Theo thông tin ban đầu, thời gian gần đây nạn nhân có biểu hiện trầm cảm. Trước khi nhảy lầu tự tử, em để lại thư tuyệt mệnh.

Ngay trong tối 1/4 hàng loạt hình ảnh, đoạn clip ghi lại khoảnh khắc nam sinh nhảy qua ban công tự tử đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Kèm theo đoạn clip, hình ảnh chụp lại nội dung bức thư tuyệt mệnh của nam sinh này cũng liên tục được lan truyền trên mạng xã hội.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Dư luận không tiếc lời chỉ trích bố của em. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi cô ruột của nam sinh đã phải "cầu xin" cộng đồng mạng ngưng chia sẻ lại sự việc đau thương này.

Sáng 2/4, một lãnh đạo Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết đơn vị đang truy tìm người tung lên mạng xã hội clip và bức thư tuyệt mệnh của nam sinh rơi từ tầng cao chung cư tử vong.

Qua sự việc này cho thấy, môi trường mạng xã hội bên cạnh những lợi ích về nguồn thông tin phong phú thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro vô cùng nguy hiểm.

Với mục đích bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ngày 09/05/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2017 với 5 điều: quy định về thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng; các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng; các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng.

Trong đó Điều 33 của Nghị định quy định thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em, cụ thể “thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em”.

Điều 36 của Nghị định cũng quy định “Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em”.

{keywords}
Trẻ em phải được bảo vệ trên môi trường mạng. (ảnh minh họa)

Chia sẻ thêm về việc bảo vệ trẻ trên môi trường mạng xung quanh vụ việc này, TS. luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho rằng: Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do nhân thân của mỗi cá nhân, trong đó có quyền tự do về hình ảnh.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 32 BLDS như sau: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Người thu thập trái phép thông tin, hình ảnh của người khác, sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của người khác thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Đối với trường hợp lan truyền hình ảnh, clip của nam sinh tự tử ngày 1/4, luật sư Cường cho rằng, ngoài những mặt tích cực, như tiếng chuông cảnh tỉnh về phương pháp giáo dục thì hình ảnh này cũng có thể khiến nhiều em học sinh có thể suy nghĩ theo, học theo bởi các em chưa thể có những suy nghĩ chín chắn, hành động phù hợp như người lớn.

Bên cạnh đó, đây là hình ảnh đau lòng mà chia sẻ rộng rãi thì cũng khiến gia đình nạn nhân rất thương tâm. Bởi vậy trong trường hợp gia đình nạn nhân không đồng ý phát tán những hình ảnh, clip này thì việc những người thu thập thông tin, phát tán clip này là vi phạm pháp luật.

"Hiện nay các thông tin, hình ảnh này đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và các trang thông tin điện tử. Chủ yếu nội dung có tính chất cảnh báo, đưa tin về một sự việc diễn ra.

Tuy nhiên nếu ai đó lợi dụng việc này để mà mạt sát, chỉ trích, xúc phạm danh dự nhân phẩm của phụ huynh hoặc có hành vi khác bôi nhọ danh dự nhân phẩm uy tín của người khác thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự", luật sư Cường nói.

Trường hợp người nhà nạn nhân không đồng ý cơ quan tổ chức cá nhân sử dụng những thông tin hình ảnh này trên không gian mạng thì người đã sử dụng thông tin hình ảnh này phải gỡ bỏ hoặc phải che mờ, mã hóa.

Trường hợp gia đình đã yêu cầu rồi nhưng tổ chức cá nhân vẫn không thực hiện thì hành vi này có thể bị phạt hành chính đến 60 triệu đồng, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

N. Huyền 

TikTok lại lan truyền nội dung độc hại xúc phạm nhân vật lịch sử

Bài thơ chú bé loắt choắt đã bị xúc phạm nghiêm trọng qua bài rap trên TikTok, đang lan truyền chóng mặt trong những ngày qua.

Vụ Lệ Hằng bị bắt: Có nghệ sĩ không đủ bản lĩnh trước hào quang bất ngờ

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ không khỏi xót xa khi biết nữ diễn viên Lệ Hằng trong phim "Xin hãy tin em" bị bắt vì ma tuý.

Phim chiếu mạng tràn lan cảnh nóng, bạo lực, quản thế nào?

Trong khi những bộ phim chiếu rạp phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Hội đồng duyệt phim quốc gia và dán nhãn chi tiết thì những bộ phim chiếu mạng dường như bị thả nổi.

Cắt tóc nữ sinh ngay giữa lớp: 'Hành xử thô thiển gây tác dụng ngược'

Nhắc nhở nhiều lần học sinh vẫn chưa chịu thay đổi, một cô giáo tại Vĩnh Phúc đã tự ý cắt tóc của em này trên lớp học, gây ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.

Hàng chục trẻ em thiệt mạng vì các thử thách “chết chóc” trên TikTok

Mặc dù tại Việt Nam chưa xuất hiện trường hợp nào trẻ em tử vong do tham gia các thử thách “chết chóc” trên TikTok, nhưng trên thế giới đã ghi nhận con số hàng chục.

Vụ tấn công tình dục ngay trên livestream gây rúng động Hàn Quốc

Khoảnh khắc gây sốc lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cô gái bị người đàn ông lợi dụng ngay trên livestream.

Vụ bằng đại học 'vô dụng’: Hậu họa khi nghe TikToker hướng nghiệp

Theo các chuyên gia về giáo dục, không có bằng đại học nào vô dụng. Lý do ở bậc đại học, ngoài đào tạo kiến thức còn có các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm... Những kỹ năng này, bất kỳ cơ quan nào cũng yêu cầu.

Người mẫu chuyển giới dùng lông che ngực thay áo gây xôn xao

Hunter Schafer trở thành tâm điểm bàn tán khi mặc trang phục không giống ai tới tiệc hậu Oscar của Vanity Fair.

Nộp bằng đại học vào 825 công ty, cô gái bật khóc vì không tìm được việc

Câu chuyện về một cô gái ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc nộp hồ sơ vào 825 công ty, tham gia 30 buổi phỏng vấn nhưng vẫn không tìm được việc làm đang gây xôn xao dư luận.

Thanh Sơn thấy may mắn và thách thức khi làm chồng Khả Ngân

Lần thứ hai kết hợp trên màn ảnh với người tình màn ảnh Khả Ngân, Thanh Sơn nói đó vừa là cơ hội, vừa là may mắn và thách thức cho cả hai.

Đang cập nhật dữ liệu !