Bàng hoàng trước vụ nam sinh trường chuyên tự tử, phụ huynh Hà Nội mong mỏi ngày con tới trường

Thông tin nam sinh lớp 10 trường chuyên nổi tiếng tại Hà Nội nhảy lầu tự tử vào sáng ngày 1/4 khiến các bậc cha mẹ bàng hoàng. Trước đó 1 ngày, một nữ sinh lớp 8 tại Bắc Ninh cũng thắt cổ tự tử và để lại thư tuyệt mệnh.

Trước các vụ việc đau lòng ấy, nhiều người không khỏi lo lắng và tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để những sự việc tương tự không lặp lại? Và quan trọng hơn là làm thế nào để học sinh không phải chịu những tổn thương tâm lý, những áp lực vô hình đè lên khi phải học ở nhà quá lâu?

Chia sẻ về vấn đề này, chị Nguyễn Thu Liễu (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết chị vô cùng đau xót khi đọc thông tin liên quan đến vụ nam sinh trường chuyên tự tử. Chị mong muốn các con phải được đến trường sớm nhất có thể và cần có những giải pháp về mặt tâm lý để vượt qua thời gian học online quá dài.

Tôi cho rằng, Hà Nội nên cho học sinh tới trường vì hiện nay các khu vui chơi, cửa hàng cũng đều được mở cửa. Việc trẻ chưa được đến trường không chỉ gây nhiều vấn đề cho trẻ, mà chính bố mẹ trong nhiều gia đình cũng đang gặp những tổn thương tâm lý mà không biết. Nhiều bố mẹ không biết cách giải tỏa cảm xúc nên “giận cá chém thớt” lên đứa trẻ. 

Trong khi đó, thực tế chứng minh là dù trẻ không đến trường thì nhiều em vẫn mắc Covid-19.

Chúng ta đều ý thức được việc học sinh ở nhà quá lâu trong 4 bức tường sẽ khiến trẻ đối diện với nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm. Nhiều khi chính các em cũng chưa nhận thức được về sức khỏe tinh thần, chưa biết cách bày tỏ vấn đề đó với cha mẹ nên đã làm cho tình trạng thêm trầm trọng.

Vì thế, là phụ huynh có con đang học lớp 2, tôi khẩn thiết mong Hà Nội hãy mở cửa trường học vì thành phố đã qua giai đoạn đỉnh dịch rồi, chờ tiêm vắc xin nữa thì quá lâu", chị Liễu cho hay.

{keywords}
Tòa nhà nơi nam sinh trường chuyên tự tử.

Anh Trần Văn Kiên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nhà anh có một con gái lớp 2 và một con trai 5 tuổi, một năm nay cả hai con đều phải ở nhà dù đang ở độ tuổi đi học.

"Tôi hiểu rằng Hà Nội thận trọng trong việc cho các con quay lại trường nhưng đến thời điểm hiện tại thì việc thận trọng thái quá ít nhiều cũng đã tạo ra những hậu quả đáng tiếc.

Nhà tôi sống ở chung cư rộng 60m2, tất nhiên trong thời gian dài vừa qua cả hai con của tôi chỉ ở nhà, không được tiếp xúc với bạn bè.

Tôi thấy tiếc khi ở độ tuổi đang cần được giao tiếp, được học tập nhất để hình thành kỹ năng thì các con lại chỉ ở nhà.

Nếu con ở nhà quá lâu cũng làm tăng nguy cơ xung đột bạo lực, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng dễ xảy ra căng thẳng, bố mẹ phải chịu áp lực về công việc, chuyện cơm áo… dẫn đến cáu giận, con cũng ức chế dẫn đến không nghe lời nên dễ bị bố mẹ “đổ” lên đầu mọi chuyện. Nguy cơ bạo lực gia đình gia tăng...", anh Kiên nói.

Vì vậy nam phụ huynh này cho rằng, dù chỉ còn hơn 1 tháng nữa là năm học kết thúc nhưng anh cũng như nhiều phụ huynh khác vẫn mong muốn cho con được đến trường để con không bị thiệt thòi thêm nữa.

Trước đó khoảng 3h37' ngày 1/4, Công an phường Phú La, quận Hà Đông (Hà Nội) nhận được thông tin tại sảnh toà chung cư Văn Phú Victoria có một thi thể nam thanh niên không còn nguyên vẹn, nghi ngã từ tầng cao xuống. Nhận được thông tin, công an đã có mặt cùng các lực lượng chức năng khác điều tra làm rõ.

Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là cháu L.N.N.M (SN 2006, trú tại một căn hộ tầng 28 tòa V1) đang học chuyên Sinh tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Vào thời điểm trên, cháu L.N.N.M đã bước ra ban công rồi nhảy từ tầng cao xuống. Trước khi nhảy lầu cháu L.N.N.M có viết lại 1 đoạn thư tuyệt mệnh.

Ở một diễn biến khác, vào sáng 31/3, gia đình em N.K.V (học sinh lớp 8 trường THCS Đại Phúc, TP. Bắc Ninh) phát hiện con tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng thuộc phường Đại Phúc. Tại hiện trường, gia đình phát hiện K.V có để lại thư và nhiều trang nhật ký nói về việc mình "sắp đi xa".

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !