Phát hiện ung thư từ hạch ở cổ

Sốt cao liên tục kèm có hạch ở cổ, chàng sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đi khám bệnh thì phát hiện ung thư hạch.

Bệnh nhân B.T.D (20 tuổi, trú tại Hải Dương) từng thi đỗ Đại học Bách Khoa Hà Nội cách đây hai năm. Tuy nhiên, tới tháng 8/2020 khi chưa đến ngày nhập học thì em sốt liên tục suốt 1 tháng trời, sút cân, đi khám khắp nơi, làm đủ mọi xét nghiệm nhưng không tìm ra bệnh.

Dấu hiệu duy nhất nghi ngờ của D. đó là có hạch cổ. Các bác sĩ đã ngay lập tức chỉ định tiến hành sinh thiết xét nghiệm mô bệnh học, làm hóa mô miễn dịch. Các bác sĩ đã phát hiện D. mắc bệnh U lympho Hodgkin - Một căn bệnh ác tính của hệ hạch bạch huyết.

Để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, các bác sĩ Khoa Ung bướu đã tiến hành hội chẩn quốc tế với các chuyên gia Nhật Bản và Mỹ. Lựa chọn phương pháp điều trị hóa chất là phù hợp nhất với tình hình của bệnh nhân ở thời điểm đó. Bệnh nhân được điều trị 3 chu kỳ, 6 lần truyền, mỗi lần cách nhau 2 tuần, tình trạng bệnh diễn biến ổn định.

Đến tháng 9 năm 2021 tình trạng bệnh tiến triển kháng phác đồ điều trị ban đầu, gia đình chuyển tới D. tới một bệnh viện khác để tiến hành ghép tủy. Bệnh diễn biến xấu đi nhanh chóng. Với thể trạng rất yếu, suy tủy 3 dòng, suy gan, D. không thể tiến hành ghép tủy theo dự định, tiên lượng rất nặng với nguy cơ tử vong cao và “bệnh viện trả về”. 

{keywords}
 Hạch ở cổ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh ung thư. 

D. nhập viện trong tình trạng suy kiệt, da vàng, sốt cao, men gan tăng cao, bạch cầu giảm sâu, bụng chướng chứa nhiều dịch, đau lở loét miệng uống nước cũng khó khăn, tiên lượng rất xấu.

Trước tình trạng của người bệnh các bác sĩ đã rất cân não để tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp. Nếu cứ để nguyên tình trạng của D. càng ngày càng tiến triển nặng, suy các cơ quan không hồi phục, án tử đã cận kề.

Là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam tiến hành điều trị miễn dịch cho bệnh nhân ung thư, TS.BS Vũ Hữu Khiêm - Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cùng ê kíp đã quyết định lựa chọn liệu pháp miễn dịch thăm dò. Áp dụng liệu pháp miễn dịch vào thời điểm này là một sự đánh cược, dù cơ hội là mong manh nhưng vẫn còn chút hy vọng.

Dù khả năng chỉ còn 1/10 nhưng cả gia đình của D đều đặt cược với hi vọng con có cơ hội sống. Dựa vào tình hình thể trạng của D, trong quá trình lên phác đồ miễn dịch, ekip đo lường từng ml dung dịch thuốc, theo dõi từng phút để đảm bảo không có bất kì biến chứng gì xảy ra trong khi truyền thuốc.

Theo TS Khiêm, điều trị miễn dịch với người bệnh U lympho Hodgkin không hề dễ dàng, nhất là với thể trạng của D. Suốt quá trình điều trị, các bác sĩ luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu máu, giảm bạch cầu, chức năng gan suy giảm, men gan của D. luôn trong tình trạng cao, các chỉ số đều vài trăm U/L, trong khi đó men gan của người bình thường có các chỉ số như: ALT: 20 – 40 UI/L, AST: 20 – 40 UI/L, ALP: 30 – 110 UI/L, GGT: 20 – 40UI/L. Các bác sĩ phải liên tục điều chỉnh phác đồ phù hợp nhằm đáp ứng thể trạng và ngăn ngừa diễn tiến xấu.

Cuối cùng mọi nỗ lực, cố gắng của đội ngũ bác sĩ, của bệnh nhân và người nhà đều đã được đền đáp. Bệnh của D. đáp ứng tốt ngay sau lần đầu điều trị miễn dịch, sức khỏe hồi phục dần dần, các chức năng dần được cải thiện.

Tháng 6/2022, D. tăng cân trở lại, da dẻ hồng hào, ăn uống tốt. TS.BS Vũ Hữu Khiêm cho biết thêm tình trạng sức khỏe của D. hiện tại khá tốt, dù vẫn phải điều trị thêm nhưng em đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm.

BS. Nguyễn Việt Cường – Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết trên cơ thể một người trưởng thành có khoảng 450 hạch bạch huyết nằm ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn v.v.

Những hạch này chứa các tế bào bạch huyết, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các hạch bạch huyết ở cổ được chia ra làm nhiều nhóm như hạch dưới hàm, dưới cằm, mang tai, sau tai, các hạch má, hạch vùng chẩm.

Khi cổ có hạch có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh ung thư như bệnh U lympho ác tính không Hodgkin, Bệnh Hodgkin. BS Cường cũng cho biết hạch cũng có thể di căn từ các ung thư khác: ung thư trong khoang miệng, ung thư vòm, ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư vú v.v. Có khi chỉ có một hạch đơn lẻ, cũng có lúc có nhiều hạch, mềm hay cứng chắc, kích thước đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn.

BS Cường khuyến cáo khi xuất hiện hạch vùng cổ gây sưng đau, hoặc hạch tồn tại lâu ngày không biến mất, bạn cần đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sỹ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Phương Thúy

 

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Rách dạ dày, đứt gan sau cuộc xô xát

Người đàn ông 43 tuổi được đưa đến viện cấp cứu sau cuộc xô xát. Bác sĩ phát hiện anh bị rách dạ dày, đứt một mảnh gan.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Công việc áp lực, quý ông rơi vào tình trạng 'trên bảo dưới không nghe'

Những căng thẳng, áp lực trong công việc kéo dài và lối sống lười vận động, ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới.

Quý ông ngực to bất thường sau tuổi 40

Người đàn ông 50 tuổi ở Hà Nội phát hiện ngực to dần từ 5 năm nay. Mấy tháng gần đây, vòng hai còn chảy xệ khiến ông không dám chạy bộ hay mặc áo thun bó sát.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường nên tránh ăn gì?

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp nhiều người kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Người được ghép thận ở Chợ Rẫy cách đây 30 năm vẫn sống khỏe

Tuyệt vọng vì suy thận mạn tính giai đoạn cuối, bà Thượng từng nghĩ đến cái chết vào 30 năm trước. Ca ghép thận ngày 29/12/1992 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã viết tiếp cuộc đời bà.

Đang cập nhật dữ liệu !