Phát hiện cá voi có 4 chân từng là động vật ăn thịt hàng đầu trong quá khứ
Hóa thạch của một loài cá voi chưa từng được biết đến trước đây có 4 chân xuất hiện ở Ai Cập.
Phát hiện cá voi có 4 chân từng là động vật ăn thịt hàng đầu trong quá khứ |
Các nhà khảo cổ khai quật được hoá thạch của con cá voi có 4 chân, chưa từng được biết đến, sống cách đây 43 triệu năm ở Ai Cập.
Cá voi có chân này là tổ tiên của cá voi ngày nay, phát hiện mới cho thấy quá trình chuyển đổi của chúng từ đất liền ra biển, điều xảy ra khoảng 10 triệu năm trước. Những con cá voi khổng lồ mà chúng ta nhìn thấy trong đại dương ngày nay là con cháu của động vật bốn chân từng đi bộ trên đất liền.
Con cá voi mới, được đặt tên là Phiomicetus anubis, dài khoảng 3 mét với khối lượng cơ thể khoảng 589 kg và có thể là động vật săn mồi hàng đầu, nó đi lang thang trên các vùng biển cổ đại.
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Mansoura đã phát hiện ra những di tích hóa thạch ở sa mạc phía Tây của Ai Cập, khu vực từng là cả một đại dương, đã cung cấp nhiều khám phá phong phú cho thấy sự tiến hóa của cá voi.
Abdullah Gohar, tác giả chính nghiên cứu cho biết: "Phiomicetus anubis là một loài cá voi mới và là một phát hiện quan trọng đối với cổ sinh vật học Ai Cập và châu Phi. Tôi nghĩ nó là thần chết đối với hầu hết các loài động vật sống cùng thời".
Các chuyên gia đặt tên cho nó là Phiomicetus anubis, theo tên vị thần chết Ai Cập cổ đại gắn liền với việc ướp xác và thế giới bên kia.
Loài mới này khác với những loài khác ở chỗ nó có một hố thái dương dài ra, một chỗ lõm nông ở bên cạnh hộp sọ. Bộ xương một phần của nó tiết lộ đây là loài cá voi protocetid nguyên thủy nhất được biết đến từ châu Phi.
Nhóm các nhà nghiên cứu do Ai Cập dẫn đầu cho biết, con cá voi mới phát hiện thuộc bộ Protocetidae, một nhóm cá voi đã tuyệt chủng rơi vào giai đoạn chuyển tiếp từ đất liền sang biển.
Các đặc điểm độc đáo của hộp sọ và xương hàm gợi ý khả năng xử lý cơ học ở miệng hiệu quả hơn, cho phép chúng có một phong cách ăn uống mạnh mẽ. Loài cá voi mới được phát hiện này có thể di chuyển trên cạn cũng như bơi dưới nước.
Hesham Sellam, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết hóa thạch mới được tìm thấy con cá voi đặt ra câu hỏi về các hệ sinh thái cổ đại và hướng nghiên cứu về các câu hỏi như nguồn gốc và sự chung sống của cá voi cổ đại ở Ai Cập.
Bước tiến mới trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
Một lớp ngoại hành tinh mới có thể sinh sống được đại diện cho một bước tiến lớn trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Hoàng Dung (lược dịch)