'Phanh' tín dụng đột ngột DN bất động sản khó tiếp cận vốn, giá nhà leo thang, cơ hội mua nhà của người dân giảm

Có ý kiến cho rằng, không nên siết chặt vốn vào bất động sản theo kiểu cào bằng, chung chung tất cả các dự án; cần cho vay ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp làm các dự án nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền 1-2 tỷ đồng/căn.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có kinh doanh bất động sản. Vì thế, đã có một số ngân hàng thương mại có động thái ‘siết’ cho vay, ngưng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.

Ông Lê Hoàng Hoán, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Việt cho rằng, nếu các ngân hàng thắt chặt cho vay tín dụng bất động sản thì doanh nghiệp bất động sản và nhiều doanh nghiệp khác không tiếp cận được nguồn vốn; giá nhà đất có thể leo thang và cơ hội tiếp cận với nhà ở của người dân sẽ giảm.

{keywords}
Có ý kiến cho rằng, không nên siết chặt nguồn vốn vào bất động sản theo kiểu cào bằng, chung chung tất cả các dự án mà cần phân loại để có hướng quản lý phù hợp, không gây tác động xấu đến thị trường (ảnh minh họa).

Theo ông Hoán, việc kiểm soát nguồn vốn của ngân hàng nên có lộ trình, các ngân hàng siết tín dụng bất động sản một cách chọn lọc, không hoàn toàn khóa van tín dụng; bởi nếu tín dụng bị khóa đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp khó khăn, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu.

“Không nên siết chặt nguồn vốn vào bất động sản theo kiểu cào bằng, chung chung tất cả các dự án, cần phân loại để có hướng quản lý phù hợp, không gây tác động xấu đến thị trường. Cần có cơ chế cho vay ưu đãi và khuyến khích doanh nghiệp phát triển các dự án nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền từ 1-2 tỷ đồng/căn dành cho nhu cầu ở thực”, ông Hoán nêu quan điểm.

Còn ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay, kinh tế mới phục hồi nhưng giao dịch bất động sản tăng ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, chứng tỏ nhu cầu vốn rất lớn. Nếu không có vốn lấy đâu giao dịch, nhưng đã giao dịch thì kiểm soát dòng vốn như thế nào?

Thị trường bất động sản luôn luôn gắn với thị trường vốn. Nếu thị trường vốn có vấn đề thì thị trường bất động sản cũng sẽ có vấn đề, vì thế nên kiểm soát dòng vốn một cách hợp lý.

Ông Khởi đề nghị, dòng vốn tín dụng vẫn phải ‘chảy’ vào bất động sản đầu tư nhưng nên ưu tiên trong các dự án bất động sản, nhất là các dự án đang bắt đầu triển khai để nhanh có nguồn cung ra thị trường; chứ không ưu tiên vốn cho các bất động sản đang chuẩn bị đầu tư. Chú ý hơn đến nguồn cung nhà ở giá vừa phải. Đồng thời, đẩy mạnh nguồn cung trong lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và cho vay nhiều hơn ở phân khúc này…

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam kiến nghị, chúng ta đừng siết các chính sách tín dụng, thay vào đó hãy có chính sách kiểm soát tốt với những dự án có vấn đề đầu cơ tích trữ, mua gom đất, thổi giá… còn lại nên thúc đẩy, khuyến khích.

Đối với phát hành trái phiếu nên tiếp tục duy trì, cần có những quy định mới, kiểm soát, đẩy tính minh bạch, lành mạnh, làm thị trường trong sạch. Đồng thời, thúc đẩy, hình thành các quỹ đầu tư để doanh nghiệp sớm được tiếp cận.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, nhà nước không nên thắt chặt tín dụng vào thị trường bất động sản, mà nên kiểm soát cho vay đối với các doanh nghiệp, đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích.

“Chúng tôi thấy bài học thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tín dụng năm 2008 và bài học về thắt chặt tiền tệ, thắt tín dụng năm 2011 dẫn đến thị trường bất động sản hai lần bị đóng băng trong hơn 10 năm qua là những bài học đáng giá mà chúng ta cần phải rút ra.

Do vậy chúng tôi cho rằng, việc có lộ trình hạn chế tín dụng vào lĩnh vực bất động sản là cần thiết, nhưng nên giảm tiến độ này cho đến cuối năm 2023; đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp chúng ta rà soát lại sửa đổi các quy định phát luật để việc phát hành trái phiếu một cách chặt chẽ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các nhà đầu tư, để tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng cái lỏng lẻo trong phát hành trái phiếu để trục lợi thậm chí để lừa đảo…”, ông Châu kiến nghị.

Minh Thư

Đầu tư nhà đất ở tỉnh lẻ, không muốn bị ‘chôn’ vốn đừng bỏ qua kinh nghiệm này

Đầu tư nhà đất ở tỉnh lẻ, không muốn bị ‘chôn’ vốn đừng bỏ qua kinh nghiệm này

Theo kinh nghiệm của người trong nghề, nhà đầu tư mới tìm hiểu đất ở vùng nào chưa ‘sốt’, tỉnh nào chưa phát triển để nghiên cứu đầu tư. Giá đất thổ cư cứ dưới 10 triệu đồng/m2 là có thể mua

Bộ Xây dựng: Chi phí xây dựng 1m2 nhà ở xã hội cao nhất 8,8 triệu

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, để xây dựng 1m2 chung cư (cao từ 36-50 tầng, có tầng hầm) thì chi phí từ 15,6 - 18,3 triệu đồng; chung cư nhà ở xã hội là từ 5,6 – 8,8 triệu đồng/m2.

Nhà ở xã hội ra hàng 'nhỏ giọt', chỉ bán 4 căn hộ trong đợt mở bán mới nhất

Những lần gần đây tòa nhà B2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) mở bán “nhỏ giọt”, mỗi đợt tiếp nhận rất ít hồ sơ.

Loạt dự án nhà ở xã hội động thổ sau hơn 1 năm, chỉ 1 dự án được xây dựng

Sau hơn 1 năm động thổ loạt dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân, đến nay TP.HCM chỉ có một dự án được khởi công xây dựng.

Đất nền ven đô rục rịch giao dịch sau ‘cởi trói’ phân lô, tách thửa

Thị trường đất nền ghi nhận sự quan tâm của nhà đầu tư, túc tắc có giao dịch. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, khó có thể xảy ra “nóng” hay “sốt” như trước đây.

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất nhiều giải pháp gỡ khó cho bất động sản

Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng ban hành công điện về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững theo hướng khó khăn ở đâu giải quyết ở đó.

Bình Thuận sẽ xây gần 10.000 căn nhà ở xã hội

Giai đoạn 2021 – 2030, UBND tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu đầu tư xây dựng gần 10.000 căn nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội: Nghìn người tranh suất mua, ngay Hà Nội rao bán chục lần vẫn ế

Thị trường Hà Nội đang diễn ra một "nghịch lý" về mua bán nhà xã hội. Nơi có giá rẻ thì “ế ẩm”, phải mở bán vài chục lần chưa hết. Còn nơi có giá bán đắt thì đua nhau mua, phải xếp hàng bốc thăm quyền mua.

Đồng Nai dự kiến xây dựng thêm 10.000 căn nhà ở công nhân, nhà xã hội

Tỉnh Đồng Nai dự kiến xây dựng 10.000 căn nhà ở công nhân, nhà xã hội với tổng mức đầu tư 10.155 tỷ đồng.

Nghịch cảnh nghìn người bốc thăm mua nhà ở xã hội, Hà Nội chưa thể tiêu 5.000 tỷ

Trong khi cả nghìn người chen chân bốc thăm mua nhà ở xã hội thì theo lãnh đạo TP Hà Nội, 5.000 tỷ đồng thu từ việc chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức nộp tiền đương đương giá trị quỹ đất 20%, 25% vẫn chưa có hướng dẫn để chi.

Dự án Vành đai 3, tỉnh Bình Dương bồi thường cao nhất 42 triệu/m2

Để thực hiện dự án đường Vành đai 3 qua địa bàn, tỉnh Bình Dương sẽ phải di dời gần 1.000 hộ dân để giải phóng mặt bằng, đơn giá bồi thường cũng được ban hành theo khu vực.