Phản ứng phụ và hiệu quả của vắc xin mũi 3 như thế nào?
Việc tiêm vắc xin mũi 3 như cách bổ sung thêm kháng thể đã hao mòn theo thời gian của cơ thể giúp người tiêm chống chọi với virus tốt hơn.
Theo kế hoạch, từ ngày 10-12/12/2021, TP. HCM sẽ bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 liều bổ sung (mũi 3) cho một số đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Các đối tượng được tiêm mũi 3 bao gồm các nhân viên y tế (người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19); lực lượng tuyến đầu chống dịch; người có tình trạng suy giảm miễn dịch (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng...); người có bệnh nền; người được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên.
TS Nguyễn Huy Luân – Trưởng đơn vị tiêm chủng, BV Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng đến thời điểm hiện tại thì việc ưu tiên tiêm mũi 3 hoàn toàn cần thiết.
Nghiên cứu đã chứng minh khi tiêm vắc xin theo thời gian hiệu quả bảo vệ sẽ giảm dần và đến nay một số nước đã tiến hành tiêm vắc xin mũi 3.
Việc tiêm vắc xin mũi 3 cho người lớn tuổi, mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 hơn bởi các đối tượng này có hệ miễn dịch yếu, tính sinh miễn dịch của vắc xin có thể kém hơn người trẻ và người khỏe mạnh.
Ảnh minh hoạ. |
Cùng quan điểm, BS Huynh Wynn Trần – Tổ chức Y kho VietMD, cho rằng tiêm mũi 3 cho đối tượng trên 18 tuổi để tăng cường thêm kháng thể đặc hiệu giúp phòng chống bệnh tốt hơn.
Theo CDC Hoa Kỳ, đến nay vắc xin vẫn có hiệu quả tốt .Vắc xin cho đến hiện tại vẫn còn có hiệu quả bảo vệ trước biến thể Omicron. Nhưng hiện tại hiệu quả bao nhiêu % có thể 95 % hay 50% hiện chưa rõ nhưng chắc chắc có hiệu quả vì vậy việc tiêm vắc xin như thế nào thì hiệu quả bảo vệ tốt bấy nhiêu.
Vì vậy phải tiêm vắc xin liều 3 để tạo thêm kháng thể đặc hiệu nhất. Bởi vì sau tiêm mũi 2 qua 2, 3 tháng là kháng thể đặc hiệu từ từ đi xuống theo thời gian, nếu người bệnh gặp lại virus SARS-COV-2 thì cơ thể có phản ứng với virus nhưng không còn sẵn kháng thể đặc hiệu.
Khi đó cơ thể phải cần vài ngày để huy động tế bào nhớ sinh ra kháng thể mới sẽ mất thêm thời gian lâu hơn là có kháng thể đặc hiệu sẵn để tấn công lại virus đó. Nếu không có kháng thể thì virus sẽ nhân đôi nhanh hơn, sản sinh nhanh hơn.
Vì vậy khi tiêm mũi 3 sẽ bổ sung thêm kháng thể ngay nếu gặp virus biến chủng cũ hay mới thì nó vẫn giúp bạn có triệu chứng nhẹ, giảm nguy cơ trở nặng hơn.
Tuy nhiên, câu hỏi thời gian kháng thể cho mũi 3 tồn tại trong bao lâu, bác sĩ Huynh Wynn cho rằng vẫn là vấn đề trong tương lai. Có thể chúng ta sẽ phải thực hiện tiêm nhắc lại, giống tiêm chủng cúm mùa hằng năm hoặc có thể ngắn hơn hay kéo dài hơn.
Hiện nay CDC Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm liều vắc xin thứ 3 đối tượng trên 18 tuổi đặc biệt người trên 65 tuổi.
PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mũi nhắc lại có thể sử dụng cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA (Pfizer, Mordena...); nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.
Đối với những người đã tiêm vắc xin Vero Cell có thể tiêm nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin virus vector (vắc xin Astrazeneca).
PGS Hồng cho biết việc tiêm nhắc mũi nhắc lại, bổ sung sẽ giúp tăng cường trí nhớ miễn dịch, giúp gia tăng hiệu quả miễn dịch.
Những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin mũi thứ 3 tương tự như liều cơ bản. Hầu hết là các phản ứng thông thường như phản ứng tại chỗ tiêm, sưng đau. Phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp...
Những phản ứng bất thường, hiếm gặp có thể xảy ra như phản ứng phản vệ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim...
Ở Việt Nam, trong năm 2021 đã có kinh nghiệm triển khai việc tiêm phối trộn các loại vắc xin như mũi 1 vắc xin Astrazeneca/ Mordena, mũi hai là vắc xin Pfizer... và việc ghi nhận các phản ứng thông thường tương tự như việc tiêm cùng loại vắc xin.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, bạn cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của mình sau khi tiêm chủng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Khánh Chi
Trẻ 'nhớ nhớ, quên quên' khi đã khỏi Covid-19 có đáng lo?
Sau khi điều trị khỏi Covid-19 con cái học hành sa sút, không tập trung, hay mệt mỏi, mất ngủ là nỗi niềm lo lắng của nhiều phụ huynh.
Nhiều ca F0 ở Hà Nội tự ý di chuyển vào bệnh viện
Đến nay khi thành phố Hà Nội đã cho F0 cách ly, điều trị tại nhà, nhiều người tự test nhanh có kết quả dương tính đã tự ý vào bệnh viện gây khó khăn cho công tác điều trị và nguy cơ lây lan dịch.
Vì sao sống chung nhà với F0 vẫn âm tính, 3 tình huống có thể xảy ra
Có nhiều người khi cả gia đình xét nghiệm dương tính nhưng riêng bản thân lại âm tính. Các bác sĩ cho rằng có 3 tình huống có thể xảy ra.