Phản hồi bài “Nói cho rõ về Sơn Trà” và câu hỏi hôm nay

Phản hồi lại các ý kiến của KTS Bùi Huy Trí về tình hình ở bán đảo Sơn Trà hiện nay, KTS Hoàng Sừ đặt câu hỏi: Đà Nẵng có thực sự cần thiết vì phát triển du lịch phải biến 35% rừng Sơn Trà thành rừng đô thị - biệt thự - resort…?

Sau khi Infonet đăng bài “Nói cho rõ về Sơn Trà” của KTS Bùi Huy Trí (Trưởng phòng Quản lý quy hoạch và Phát triển đô thị - Sở Xây dựng Đà Nẵng) nhận định một số thông tin trên báo chí sau hội thảo “Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng” tỏ ra phiến diện và thiếu chính xác, ngày 8/5, báo điện tử Infonet nhận được bài “Phản hồi bài “Nói cho rõ về Sơn Trà” và câu hỏi hôm nay” của KTS Hoàng Sừ (được nêu trong bài “Nói cho rõ về Sơn Trà” của KTS Bùi Huy Trí).

KTS Hoàng Sừ là người từ Đà Nẵng được phân công vào Quảng Nam công tác khi chia tách tỉnh QN-ĐN năm 1997, nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội KTS Quảng Nam. Trong bài phản hồi của mình, ông đặt câu hỏi: Đà Nẵng có thực sự cần thiết vì phát triển du lịch phải biến 35% rừng Sơn Trà thành rừng đô thị - biệt thự - resorts?

Để rộng đường dư luận, báo điện tử Infonet tiếp tục đăng tải bài của KTS Hoàng Sừ phản hồi lại các ý kiến của KTS Bùi Huy Trí:

Hội thảo “Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) và Nhóm nghiên cứu - Giảng dạy Môi trường & Tài nguyên sinh vật (DN-EBR) thuộc Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày 28/04/2017 tại Đà Nẵng với mục tiêu tìm giải pháp cho phát triển bền vững Bán đảo Sơn Trà nhằm khai thác những giá trị kinh tế từ lợi thế đặc biệt không nơi nào có được nhưng vẫn bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái tại bán đảo này đã được cộng đồng dân cư đặc biệt quan tâm.

Phản hồi bài “Nói cho rõ về Sơn Trà” và câu hỏi hôm nay - ảnh 1

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP Đà Nẵng đến năm 2020

Riêng tôi, thực sự lo lắng cho những biến động có thể ảnh hưởng lớn đến phát triển bền vững của hệ sinh thái cũng như các loài động vật quý hiếm trên khu bao tồn thiên nhiên Sơn Trà, tôi đã tham gia hội thảo với tham luận: “Những vấn đề cấp thiết trong bảo tồn và phát triển du lịch trên bán đảo Sơn Trà” với mong muốn cùng với mọi người yêu quý Sơn Trà hòa vào những hồi chuông cảnh báo về tương lai của khu bảo tồn thiên nhiên độc nhất vô nhị này.

Sau hội thảo, có nhiều ý kiến đồng tình, đồng thời cũng có một số ý kiến trái chiều. Trên Infonet ngày 05/5/2017 có đăng tải bài “Nói cho rõ về Sơn Trà” của KTS Bùi Huy Trí với nhận định một số thông tin trong hội thảo phiến diện và thiếu chính xác. Cụ thể 2 vấn đề:

Thứ nhất: Con số 41% là ở đâu ra?

Thứ hai: Quyết định 6758/QĐ-UBND, theo KTS Hoàng Sừ “là một quyết định trái thẩm quyền vì thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng đặc dụng sang loại khác là của Thủ tướng chứ không phải của UBND TP Đà Nẵng”.

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về những biến động trên Sơn Trà, tôi xin đưa những luận cứ làm rõ ý kiến của mình như sau:

Thứ nhất: Con số 41% rừng Sơn Trà bị cắt giảm ở đâu ra?

Có 2 căn cứ để  xác định:

1- Căn cứ vào Quyết định số 447/LN – KL do Bộ Lâm nghiệp ban hành ngày 02/10/1992, xác định cụ thể khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích là 4.439 ha.

Quyết định số 6758/QĐ - UBND ngày 20/9/2008, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn TP giai đoạn 2008 - 2020. Trong quyết định này, Sơn Trà chỉ có duy nhất một loại rừng đặc dụng, diện tích 2.591,1 ha bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống và đồi núi trọc.

Căn cứ 2 QĐ trên thì rừng Sơn Trà bị cắt giảm là: 4.439 ha - 2.591,1 = 1847,9ha chiếm 41,6% tổng diện tích khu bảo tồn.

2. Căn cứ Quyết định số 41-TTg , ngày 24/01/1977

- Nếu tính theo diện tích rừng trong Quyết định số 41-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/01/1977, Sơn Trà là rừng cấm có diện tích khoảng 4.000 ha, thì diện tích rừng đặc dụng Sơn Trà bị cắt giảm sau QĐ số 6758/QĐ - UBND ngày 20/9/2008 là:

4000 ha – 2591,1 ha = 1408,9 ha chiếm 35,2% tổng diện tích rừng Sơn Trà

Thứ hai: Xác định thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng trên cả nước

Căn cứ pháp lý xác định thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng:

Thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, ngày 05/12/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 38/2005/CT – TTg về việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng trên cả nước.

Thủ tướng Chính phủ giao các địa phương:

+ Bảo đảm việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng, phải hoàn thành trong quý II năm 2006. Bộ NN-PTNT tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước tháng 8 năm 2006.

Giao Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc quy hoạch 3 loại rừng thuộc địa phương:

+ Quy hoạch rừng đặc dụng: rà soát lại diện tích rừng đặc dụng hiện có, lựa chọn những diện tích rừng điển hình, đặc trưng, thực sự đáp ứng đầy đủ các tiêu chí thì quy hoạch là rừng đặc dụng; không mở rộng thêm diện tích các khu rừng đặc dụng (trừ những trường hợp đặc biệt Bộ NN-PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định). Những diện tích đã được quy hoạch là rừng đặc dụng, nếu thực sự không đảm bảo tiêu chí thì đưa ra khỏi rừng đặc dụng, chuyển thành rừng sản xuất.

Như vậy có thể khẳng định 2 điểm sau:

A. Những diện tích đã được quy hoạch là rừng đặc dụng, nếu thực sự không đảm bảo tiêu chí thì đưa ra khỏi rừng đặc dụng, chỉ được chuyển thành rừng sản xuất.

B. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba: Về QĐ 675/QĐ - UBND ngày 20/9/2008 phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2020

Tại Quyết định số 6758/QĐ - UBND ngày 20/9/2008, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn TP giai đoạn 2008 - 2020. Trong quyết định này, Sơn Trà chỉ có duy nhất một loại rừng đặc dụng, diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà giảm xuống chỉ còn 2.591,1 ha bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống và đồi núi trọc. (Đối chiếu trên bản đồ rà soát quy hoạch 3 loại rừng trên Sơn Trà thì phần đất bị cắt bỏ được ghi chú là đất các dự án du lịch và đất khác).

KTS Bùi Huy Trí cho hay: Quy trình thực hiện quy hoạch 3 loại rừng năm 2008 của TP Đà Nẵng đã được thực hiện với các bước như sau: Sở NN-PTNT phối hợp với tư vấn lập hồ sơ quy hoạch, báo cáo UBND TP Đà Nẵng trình Bộ NN-PTNT thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định của Bộ NN-PTNT, HĐND TP Đà Nẵng thông qua, giao Chủ tịch UBND TP phê duyệt, ban hành. KTS Bùi Huy Trí kết luận: như vậy không có chuyện UBND TP Đà Nẵng tự tung, tự tác trong việc ban hành Quyết định 6758/QĐ-UBND.

Tuy nhiên như trên đã dẫn, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng thuộc Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện đúng quy trình thì phải: TP Đà Nẵng tổ chức lập quy hoạch 3 loại rừng,  Bộ NN-PTNT thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch trên theo đúng tinh thần của Chỉ thị 38/2005/CT – TTg ngày 05/12/2005. Trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND TP thuộc Sở NN-PTNT Đà Nẵng.

Thứ Tư: Về thẩm quyền xác lập và chuyển mục đích sử dụng rừng khu rừng đặc dụng Sơn Trà

Điều 27,28 luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định:

b) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác lập.

Tuy nhiên việc xác lập một khu rừng nào thuộc thẩm quyền của địa phương đều phải căn cứ vào quy hoạch 3 loại rừng của địa phương đó đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng thể.

Từ năm 1977 đến 2013 (trước Nghị quyết 105/CP), theo các tư liệu tôi có thì TP Đà Nẵng chưa có quy hoạch 3 loại rừng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy UBND TP Đà Nẵng chưa có căn cứ pháp lý để xác lập các khu rừng của TP, do đó khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nào thì TP đều phải trình Thủ tướng chấp thuận.

Cụ thể việc chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng Sơn Trà cho 18 dự án với diện tích lên đến 1025 ha thời điểm từ những năm sau chia tách tỉnh QN-ĐN đến 2013 là chưa phù hợp.

Như vậy có lẽ KTS Bùi Huy Trí đã nhầm khi nhận định: Hiện nay ngoại trừ Khu nghỉ dưỡng Inter Continental ở phía Bắc, còn lại các dự án chủ yếu nằm ở sườn Nam và phía Tây và ở cao độ từ 200m trở xuống. Ranh giới các dự án không nằm vào khu vực rừng đặc dụng do vậy cũng không có chuyện Đà Nẵng tự chuyển đổi rừng đặc dụng sang mục đích sử dụng khác.

NHỮNG CÂU HỎI LỚN

Đến nay dù muốn hay không những người yêu Sơn Trà, yêu Đà Nẵng đang phải đứng trước 2 thực tế đã và đang tồn tại sau:

Thứ nhất:

Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12/9/2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của TP Đà Nẵng. Trong phần chuyển mục đích sử dụng đất có ghi rõ chuyển 1.906 ha đất rừng đặc dụng qua đất phi nông nghiệp.

Người viết không có dữ liệu kèm theo của Nghị quyết 105/NQ-CP nên không biết 1.906 ha đó là của riêng rừng đặc dụng Sơn Trà hay bao gồm một khu nào nữa. Tuy nhiên nhìn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất có thể thấy rõ các phần đất vòng quanh dưới chân Sơn Trà đã được cập nhật là đất du lịch. Như vậy đến năm 2013 với Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ đã chính thức phê duyệt khoảng 1/3 đất rừng khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà sang đất khác.

Phản hồi bài “Nói cho rõ về Sơn Trà” và câu hỏi hôm nay - ảnh 2

Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng ở Sơn Trà

Ghi chú:

- Vùng màu sẫm là diện tích rừng đặc dụng đã bị thu hẹp sau QĐ 6758. Diện tích khoảng 2.591 ha

- Vùng màu trắng (không bao gồm cảng Tiên Sa, cảng quân sự, khu dân cư…) bao quanh chân Sơn Trà là vùng từ bình độ 200m trở xuống bị chuyển thành đất khác, diện tích khoảng 1.400 ha

Nếu như con số 2591,1 ha đất rừng đặc dụng Sơn Trà đã được phê chuẩn trong Nghị quyết 105/CP là thật thì rừng đặc dụng Sơn Trà mất 1/3 (1.400,9 ha) sẽ là thật.

Nó có nghĩa gần như vùng chân Sơn Trà từ bình độ 200m trở xuống, nơi tiếp giáp của 2 hệ sinh thái Núi – Biển giao hòa, nơi là vùng đệm bảo vệ cho khu bảo tồn khỏi sự xâm hại của con người, nơi trú ngụ sinh sống, tránh bão gió… của loài linh trưởng Voọc chà vá chân nâu quý hiếm sẽ biến thành rừng biệt thự, khách sạn, resorts… trong tương lai không xa. Các nghiên cứu khoa học, các mô hình phát triển du lịch sinh thái như Úc hay Hàn … của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ là vô ích nếu không giữ được Sơn Trà.

Thứ hai:

Trong khoảng 1.400 ha đất rừng đặc dụng Sơn Trà đã bị chuyển sang đất khác thì theo xác nhận của KTS Bùi Huy Trí đã có 1.025 ha thuộc 18 dự án du lịch đã được cấp phép đầu tư, chiếm 25% tổng diện tích toàn khu bảo tồn!

Đứng trước những thực tế đã được luật hóa như vậy một câu hỏi lớn đang đặt cho mọi người dân Đà Nẵng và cả nước :

Đà Nẵng có thực sự cần thiết vì phát triển du lịch phải biến 35% rừng Sơn Trà thành rừng đô thị - biệt thư- resorts?

Bảo vệ Sơn Trà lúc này là trách nhiệm không phải của riêng ai. Nhân dân Đà Nẵng và cả nước không phân tích xem đúng sai, điều họ lo ngại và khẩn thiết kêu gọi là Chính phủ và các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương, nhân dân. các nhà doanh nghiêp , các nhà khoa học … hãy cùng nhau giữ lấy Sơn Trà trước khi quá muộn. Người viết bài này cũng vì một tâm nguyện như thế.

KTS HOÀNG SỪ

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !