Phẩm trật trong giáo hội công giáo – bí ẩn của nhiều người

Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo có số lượng giáo dân lớn ở nước ta. Tuy nhiên, các phẩm trật (chức danh các lãnh đạo trong Giáo hội công giáo) vẫn là điều bí ẩn với nhiều người.

Quy trình sắc phong rất chặt chẽ

Dễ thấy, bất cứ tôn giáo, khi nhắc tới người ta thường quan tâm đến cơ cấu tổ chức, phẩm trật cũng như giáo lý, luật lệ, lễ nghi. Đối với đạo Công giáo, Giáo hội Công giáo cũng là một tổ chức có quyền lực chặt chẽ và thống nhất trên toàn thế giới. Có thể thấy rõ Giáo hội Công giáo La Mã có 4 đặc điểm: duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền. Từ các đặc điểm trên, Giáo hội công giáo cũng xây dựng cho mình một hệ thống tổ chức và phẩm trật trong giáo hội vô cùng chặt chẽ.

Theo Giáo hội Công giáo Việt Nam, về cơ cấu tổ chức, Giáo hội Công giáo thế giới được chia thành 3 cấp hành chính chính thức là: Giáo triều Vatican, địa phận (hay còn gọi là giáo hội địa phương) và giáo xứ (hay còn họi là giáo hội cơ sở). Ngoài ra, các cấp trung gian mang tính chất liên hiệp như giáo tỉnh, giáo miền, giáo hạt cũng được phân phong tùy theo khu vực ở từng quốc gia. Từ các cấp hành chính này, các phẩm trật/ chức danh cũng vì thế cũng được Giáo hội Công giáo phân các chức vụ tương ứng.

{keywords}
Nhà thờ Tắc Sậy (Bạc Liêu) gắn với cha (Linh mục) Trương Bửu Diệp. Ảnh: Việt Hoàng

Nếu chia theo chức thánh, Giáo hội gồm: Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục, Phó tế và tước vị Hồng y. Những người được nhận các chức vụ nói trên là nhận các chức Thánh để thực hiện các hoạt động mục vụ và bí tích của Giáo hội. Chỉ cần lướt qua các chức vụ trên chúng ta sẽ thấy có nhiều người nhầm Linh mục với Mục sư (chức danh bên đạo Tin lành), hoặc Giám mục với Hồng y. Với những người không thuộc Giáo hội công giáo nói riêng hay các tổ chức tôn giáo nói chung, việc phân biệt các chức danh này quả là… đau đầu.

Khái quát phẩm trật trong giáo hội Công giáo

Từ 5 chức vụ theo chức thánh, chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng chức danh một cách tóm lược như sau:

Giáo hoàng (hay còn gọi là Giáo chủ), là người được tín đồ xưng là Đức thánh cha. Giáo hoàng được coi là vị kế thừa thánh tông đồ Phê-Rô, là đại diện của chúa Giêsu nơi trần gian, là vị chủ chăn tối cao đối với toàn thể tín đồ đạo Công giáo. Giáo hoàng là người có quyền tối thượng, toàn diện và trực tiếp đối với Giáo hội, từ giáo triều Vatican đến giáo hội địa phương và giáo hội cơ sở. Với người Công giáo, Giáo hoàng là người “Không bao giờ sai lầm về đức tin”. Phẩm phục của Giáo hoàng là màu trắng và ngài thực hiện quyền lực của mình thông qua Giám mục đoàn, Hội đồng Hồng y và bộ máy giáo triều Vatican.

Giám mục là chức vụ tiếp theo, sinh hoạt theo đoàn bao gồm tất cả các Giám mục trên thế giới hợp với Giáo hoàng để duy trì sự hiệp thông và cai quản toàn Giáo hội. Giám mục đoàn được nhóm họp để bàn định dưới sự triệu tập, điều hành của Giáo hoàng và các cuộc họp này Giáo hội gọi là công đồng chung. Chức danh của các Giám mục sẽ do Công đồng chung đề xuất, chấp thuận và do chính Giáo hoàng phê chuẩn, công bố. Hiểu nôm na, Giám mục là “cánh tay nối dài” của Giáo hoàng và được phân công những công việc cụ thể.

{keywords}
Bên trong Nhà thờ chánh tòa Giáo phận Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Ảnh: Việt Hoàng

Kế đến là các đức Hồng y và Hồng y đoàn. Hồng y là một chức sắc cao cấp trong Giáo hội Công giáo, được xếp ngay dưới Giáo hoàng. Theo quy định của Giáo luật thì các vị Hồng y của Giáo hội thành lập một cộng đoàn riêng, gọi là Hồng y đoàn. Nhiệm vụ của Hồng y đoàn là bầu Giáo hoàng và giúp Giáo hoàng điều hành Giáo hội, nhất là trong điều khiển công việc hàng ngày. Cơ chế các Hồng y bầu Giáo hoàng được hình thành từ thế kỷ XII, dưới thời Giáo hoàng A Lếch xăng III (1159-1181) và duy trì cho đến ngày nay.

Theo phân cấp, Hồng y có 3 bậc: Bậc Giám mục, bậc Linh mục và bậc Phó tế. Hồng y bậc Giám mục được Giáo hoàng ban tước hiệu cho một nhà thờ xung quanh Rôma; Hồng y bậc linh mục và Phó tế được Giáo hoàng ban trước hiệu cho một nhà thờ ở nội ô Rô Ma. Trước đây các Hồng y chủ yếu là người Italia và làm việc trong Giáo triều thánh Vatican. Tuy nhiên, từ thời Giáo hoàng Pi-ô V (giữa thế kỳ XVI), tước vị Hồng y có ở nhiều nước trên thế giới. Theo quy định, các Hồng y là quan chức trong Giáo triều, thường được nghỉ hưu ở tuổi 75 và các Hồng y trên 80 tuổi sẽ không được tham gia bầu cử Giáo hoàng.

Địa phận còn gọi là Giáo hội riêng hay Giáo phận; đây là một cộng đoàn tín hữu giới hạn trong một phạm vi địa lý nhất định. Ví dụ Việt Nam được phân chia thành 27 Giáo phận: 3 Giáo tỉnh (Hà Nội, Huế, Sài Gòn), 24 Giáo phận. Nếu cai quản mỗi địa phận là một Giám muc, thì cai quản mỗi giáo xứ là một Linh mục. Đáng chú ý, ngoài địa phận của mình, Giám mục cũng có thể kiêm những địa phận khác kể cả khi với danh hiệu Giám quản. Theo Giáo luật, Giám mục có tất cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi quản lý của mình.

Giám mục có quyền thành lập những quy định trong địa phận theo Giáo luật; có quyền thành lập, bãi bỏ, thay đổi các giáo hội cơ sở (giáo xứ); có quyền phong chức, bổ nhiệm, điều chuyển, kỷ luật linh mục trong địa phận; có quyền triệu tập Công đồng địa phận. Định kỳ 5 năm một lần Giám mục phải đến Vatican viếng mộ hai thánh tông đồ Phaolô và Phêrô và yết kiến Giáo hoàng.

Tiêu chuẩn của một Giám mục theo quy định của Giáo hội phải là người có đức tin vững chắc, hạnh kiểm tốt, nhiệt thành, khôn ngoan, có danh tiếng tốt; phải là người có ít nhất 35 tuổi đời trở lên và chịu chức Linh mục ít nhất 5 năm. Việc phong Giám mục thuộc thẩm quyền của Tòa thánh Vatican. Trợ giúp việc mục vụ và cai quản địa phận cho Giám mục là một Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Hội đồng tư vấn, Hội đồng Linh mục...

Cuối cùng là các Linh mục – chức danh gần dân nhất với địa phận và các nhóm Giáo hội địa phương, chúng ta hay gọi là cha cố, cha xứ hay đơn giản là đức cha. Về phân phong, mỗi Giáo xứ có một Linh mục Chính xứ đứng đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu linh mục thì một linh mục có thể cai quản nhiều giáo xứ; linh mục Chính xứ được Giám mục địa phận bổ nhiệm và là người duy nhất có quyền trong việc cai quản giáo xứ.

Quay lại chức vị cao nhất Giáo hoàng, Giáo hội Công giáo đã trải qua thời kỳ trị vì của 265 vị Giáo hoàng, trong đó có 206 vị là người Italya; 13 vị người Pháp; 3 vị người Tây Ban Nha; 1 vị người Bồ Đào Nha; 10 vị người Hy lạp; 3 vị người châu Phi. 

Giáo triều Vatican là cơ quan đầu não của Giáo hội Công giáo (cấp hình chính đạo lớn nhất), được tổ chức như một bộ máy nhà nước thế quyền (quốc gia độc lập).

Việt Hoàng

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !