Ông Trump có thể xem xét lại hướng đi hiện tại của Mỹ để hỗ trợ Ukraine?
Vào ngày 8/11, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào Hạ viện sẽ được tổ chức tại Mỹ, đây sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với đường lối chính trị của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden.
Đồng thời, một chiến thắng giả định dành cho đảng Cộng hòa, mà theo nhiều chuyên gia có thể giành quyền kiểm soát Hạ viện, sẽ không phải là thất bại cuối cùng của đảng Dân chủ.
“Ông Biden vẫn sẽ có một số công cụ để tiến hành chính sách đối ngoại với sự can thiệp tối thiểu từ Hạ viện Quốc hội”, nhà khoa học chính trị người Mỹ Robert Farley nhận định.
Theo chuyên gia này, lộ trình ủng hộ Ukraine có thể sẽ tiếp tục cho đến cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024. Đảng Cộng hòa đang bị "dày vò" bởi những mâu thuẫn nội bộ, điều này sẽ không cho phép đảng này phản đối hoàn toàn chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, sự ủng hộ dành cho Ukraine, theo nhà khoa học chính trị, có thể sẽ yếu đi rõ rệt nếu ông Trump lên nắm quyền, bởi vì theo nhiều chuyên gia Mỹ, trước đây cựu tổng thống Mỹ có quan hệ thân thiện với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo nhà khoa học chính trị, nhiệm vụ chính của cựu tổng thống lúc này là hoàn thành tốt các thủ tục tố tụng để có thể ứng cử trong các cuộc bầu cử trong tương lai.
Điều đáng nói là cùng với những mâu thuẫn mà ông Farley đề cập trong đảng Cộng hòa, một số bất hòa cũng đang hình thành trong nội bộ đảng Dân chủ. Trước đó, được biết 30 dân biểu của đảng cầm quyền đã thúc giục tổng thống "gây áp lực" lên chế độ Kiev và buộc ông Zelensky bắt đầu đối thoại với Nga.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc phân định ranh giới nói trên có thể là một nỗ lực tuyệt vọng của đảng Dân chủ nhằm giành được sự ủng hộ của cử tri trước cuộc bầu cử sắp tới.
Hạ Thảo (lược dịch)