Ông Năm Hấp và ngôi chợ hàng rong “không cửa”

“Chợ của tôi làm gì có cửa mà mở với đóng”. Đó là chia sẻ vui của ông Năm Hấp về ngôi chợ mà ông hiến đất, xây dựng cách đây gần 10 năm.
Ông Năm Hấp và ngôi chợ hàng rong “không cửa” - ảnh 1

Không chỉ nhắc nhở người bán, ông Năm còn tự tay dọn về sinh vào cuối ngày.

Gần 10 năm qua, một ngôi chợ nhỏ khoảng 800m2 đã xuất hiện tại Kênh 19/5 phường Tây Thạnh quận Tân Phú. Điều đặc biệt những người buôn bán tại đây chính là những người đã từng bán hàng rong trên lòng đường vỉa hè 10 năm trước.

Chủ của ngôi chợ này là ông “Năm Hấp”. Ông Năm tên đầy đủ là Lý Văn Hấp, năm nay 70 tuổi đời và 39 tuổi Đảng. Ông Năm cho biết, đây vốn là một phần của khu đất hương hỏa do cha ông để lại.

Nhắc lại lịch sử của ngôi chợ ông Năm kể, khoảng thời gian những năm 2007, đoạn đường Lê Trọng Tấn, Kênh 19/5 được cải tạo lại xây bờ kè mở đường thông thoáng, dân cư sinh sống ngày càng nhiều kèm theo đó các khu công nghiệp cũng chen chúc nhau mọc lên.

Công nhân các tỉnh đổ về sinh sống ngày càng nhiều, trong đó có cả những người bán hàng rong. Họ bán chủ yếu trên xe đẩy tự chế, trên quang gánh hay cả mảnh bạt trải ven đường. Mỗi lần cơ quan chức năng đến kiểm tra họ như kiến vỡ tổ nháo nhác chạy tứ tung.

Thấy người bán hàng rong khổ quá nên ông nung nấu ý định mở một cái chợ nhỏ, rồi đưa họ vào buôn bán trong đó buôn bán cho ổn định.

Để có được ngôi chợ hiện tại, sau khi nghỉ hưu vào năm 2009 ông đã hiến 800 m2 đất hương hỏa của ông bà để lại, vay mượn thêm 50 triệu để mua nguyên vật liệu, xi măng, cát thép…xây dựng chợ.

Chợ xây xong ông vận động bà con vào buôn bán. Kể từ đó một ngôi chợ nhỏ nằm cạnh Kênh 19/5 mọc lên và người dân ở đó, họ gọi cái chợ ấy với cái tên thân thuộc chợ “Ông Năm Hấp”.

10 năm trôi qua ngôi chợ đã có nhiều thay đổi, đẹp hơn khang trang hơn trước. Để chợ mát mẻ hơn thuận tiện hơn cho người dân, ông dùng thêm các mái che song sắt vận chuyển từ huyện Bình Chánh xuống để cải tiến chợ.

Sau khi lắp dựng dàn che chợ đã cao ráo thoáng mát hơn trước nhiều, còn trước đây chưa có điều kiện sửa chữa cải tạo thì bà con phải che dù nắng và cực hơn.

Hiện tại chợ có khoảng 30 hộ dân kinh doanh buôn bán thường xuyên, và đa phần các sạp ở đây là những người buôn bán lâu năm gắn bó với chợ từ hồi mới mở.

Tuy nhiên chợ có sức chứ khoảng 60 hộ, Ông năm cũng chia sẻ thêm: “Sau khi các quận ra quân xử lí việc buôn bán trên vỉa hè thì cũng có nhiều người tới hỏi để vào bán nhưng chưa thấy ai vào”

Ông Năm Hấp và ngôi chợ hàng rong “không cửa” - ảnh 1

Không chỉ nhắc nhở người bán, ông Năm còn tự tay dọn về sinh vào cuối ngày.

Khi PV hỏi về giờ giấc hoạt động của chợ ông bảo: “Chợ hoạt động từ 5 giờ sáng đến tận chiều tối. Và chợ này chẳng có cửa nên chẳng có thời gian mở và đóng, bà con bán tới giờ nào hết khách thì thôi”.

Nói về điều khó khăn nhất vợ ông Năm chia sẻ: “Đưa họ vào chợ, gom họ lại bán một chỗ với nhau chắc là khó nhất. Bởi họ quen với đứng bán lề đường. Một phần mình làm việc tốt mà người ta nói này nói nọ nhiều điều không hay nên tôi cũng buồn.”

Để duy trì hoạt động của chợ ông thu thêm mỗi hộ buôn bán 30 ngàn/ngày, số tiền ấy chủ yếu để chi vào tiền điện, tiền vệ sinh, tiền nước…Tuy nhiên ông chỉ thu những hộ buôn bán có thu nhập cao, những hộ quá khó khăn thì ông hỗ trợ luôn.

Nói về chiến dịch dẹp vỉa hè và các chính sách mở chợ, mở đường bán hàng rong cho người dân ông nói: “Tôi thấy giải pháp của chính quyền rất tốt nhưng cũng chỉ tạm thời, bởi đó là một việc tốt tạo điều kiện buôn bán cho người dân. Nhưng về lâu về dài phải tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Còn chợ này cũng chỉ là tạm thời thôi, vì nguồn rau thực phẩm ở chợ mình khó kiểm tra được vệ sinh nguồn gốc, an toàn thực phẩm. Trong tương lai với sự phát triển kinh tế như hiện nay người dân sẽ chỉ mua đồ ở siêu thị và lúc đó ông cũng mong người bán hàng rong sẽ có những chỗ sạch sẽ ổn định như vậy để bán”.

Bà Nguyễn Thị Thương một người bán tại khu chợ lâu năm chia sẻ: “Kể từ lúc vào đây có mái che, nước nôi ổn định hơn tiện cho người bán lẫn người mua, chúng tôi không phải bán bưng ngoài đường, sợ bị đuổi nữa. Với só tiền 30 ngàn/ngày thì mọi người cũng không phàn nàn vì nó chỉ phục vụ tiền điện nước vệ sinh thôi.

Một số hình ảnh về ngôi chợ do PV Infonet ghi lại:

Ông Năm Hấp và ngôi chợ hàng rong “không cửa” - ảnh 2
Ông Năm Hấp và ngôi chợ hàng rong “không cửa” - ảnh 3

Khu chợ được lát gạch sạch sẽ và cung cấp điện nước đầy đủ.

Ông Năm Hấp và ngôi chợ hàng rong “không cửa” - ảnh 4

Số tiền ông thu của những người buôn bán chỉ đủ để trả các chi phí nói trên.

Ông Năm Hấp và ngôi chợ hàng rong “không cửa” - ảnh 5
Ông Năm Hấp và ngôi chợ hàng rong “không cửa” - ảnh 6

Hiện quận Tân Phú đang có kế hoạch đưa thêm những người bán rong vào đây buôn bán.

Hoàng Xoan

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !