Omicron siêu lây nhiễm, hàng trăm nghìn ca mắc mỗi ngày vẫn khó đạt miễn dịch cộng đồng?
Với con số hàng trăm nghìn ca mắc mới Covid-19 được ghi nhận mỗi ngày, biến chủng Omicron siêu lây nhiễm đã tạo ra làn sóng Covid-19 mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn phải đảm bảo phòng chống dịch.
Chưa thể coi như bệnh thông thường
Theo báo cáo của Bộ Y tế trung bình trong 7 ngày qua số ca nhiễm Covid-19 trên cả nước là 147 nghìn ca mắc, số ca tử vong trung bình trong 7 ngày qua là 87 ca. Nhiều ý kiến cho rằng có thể coi Covid-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường như cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.
PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại học Y Dược TP.HCM đến nay số ca mắc quá cao và cần 3-4 tuần để đạt đỉnh. Tuy nhiên, PGS Dũng dự đoán vẫn có làn sóng mới và khi đó số ca mắc sẽ tăng cao hơn rất nhiều nhưng may mắn biến chủng Omicron chỉ tấn công hệ hô hấp trên (mũi họng) ít tấn công xuống cơ quan hô hấp dưới là phổi, phế quản nên người bệnh đa số nhẹ vì vậy mà số ca tăng rất cao nhưng số tử vong cũng không tăng nhiều.
Nhưng PGS Dũng cho rằng nếu làn sóng mới với số ca mắc cao hơn hiện tại thì sẽ ảnh hưởng tới nhóm người chưa tiêm vắc xin Covid-19. Thực tế, vẫn ghi nhận các ca bệnh nặng chưa tiêm vắc xin. Vì vậy, nhóm đối tượng đến giờ chưa tiêm vắc xin thì cần cố gắng thực hiện 5K để bảo về sức khoẻ cho mình.
Ảnh minh hoạ. |
Về việc có thể coi Covid-19 là bệnh lưu hành thông thường như cảm cúm hay không khi số ca mắc tăng cao kỷ lục như hiện nay, PGS Dũng cho rằng trước sau thì Covid-19 sẽ được coi là bệnh thông thường nhưng không phải thời điểm này.
Các lý do được PGD Dũng đưa ra đó là nếu coi như bệnh thông thường, hạ hạng bệnh Covid-19 xuống truyền nhiễm nhóm B thì chúng ta không thể có các quy chế phòng chống dịch như 5K hay tiêm vắc xin. Khi đó người dân thích tiêm thì tiêm, họ không cách ly nữa thì nguy cơ lây lan cho cộng đồng sẽ tăng hơn rất nhiều. Giống với người mắc HIV không thể yêu cầu họ cách ly, họ toàn quyền có thể đi đến đâu mà họ muốn…
Dù có hàng trăm nghìn ca mỗi ngày thì vẫn phải coi Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A để đảm bảo quy tắc phòng chống dịch cao nhất. Hơn nữa, đến nay WHO cũng chưa coi Covid-19 là bệnh lưu hành.
Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa lường hết được biến chủng mới có sức đề kháng thế nào với vắc xin. Vì vậy, đến giai đoạn này chúng ta vẫn chưa thể áp dụng miễn dịch cộng đồng – PGS Dũng nói.
'Omicron tàng hình' chiếm tới 87% mẫu ở Hà Nội, người dân cần lưu ý gì?
Người dân cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K, trang bị kiến thức khi nhiễm Covid-19 và điều trị tại nhà, nhận biết các dấu hiệu khi chuyển nặng…
Chưa có miễn dịch cộng đồng
Với miễn dịch cộng đồng, vắc xin tiêm 1 lần mà bảo vệ gần như cả đời thì chỉ cần 70 % người tiêm nhưng vắc xin Covid-19 hiện không được bảo vệ kéo dài, chỉ sau 2-3 tháng miễn dịch tụt giảm mạnh thì chỉ giảm lây nhiễm chứ không đảm bảo không thể lây nhiễm.
Theo PGS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, tính theo tỷ lệ phủ vắc xin phòng Covid-19, hiện nay của Việt Nam là đã có thể đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, nếu đúng theo miễn dịch cộng đồng thì phải đủ khả năng bảo vệ của cơ thể khi có sự xâm nhập của virus, nhưng đến giờ, thực tế, rất nhiều người tiêm đủ mũi vẫn nhiễm Covid-19.
Nếu các chủng (bệnh) trước đây, khi đã được tiêm vắc xin sẽ không có khả năng bị tái nhiễm lại, ví dụ như bại liệt, ho gà, bạch hầu…. Nhưng với chủng virus SARS-CoV-2 (biến chủng Omicron) này dù tiêm vắc xin rồi vẫn có thể bị nhiễm, nhưng cũng phải khẳng định nếu tiêm vắc xin thì tỷ lệ nhập viện, bệnh nặng kể cả tử vong cũng vẫn khống chế được.
Với tỷ lệ tái nhiễm dù đã tiêm mũi ba, theo PGS Sơn, theo đánh giá của các nhà khoa học và WHO thì vắc xin vẫn được coi là biện pháp cơ bản tạo miễn dịch cộng đồng, mặc dù với biến chủng Omicron gặp nhiều trường hợp tái nhiễm dù tiêm đủ 3 mũi.
Mới đây, Bộ Y tế vừa họp để chuẩn bị cho 1 nghiên cứu nhanh đánh giá về đối tượng nguy cơ, đối tượng nhiễm lại để xem khả năng đáp ứng miễn dịch của họ như thế nào. Và trên cơ sở đó để có đề xuất liệu có nên tiêm tăng cường mũi nhắc lại thứ 2 (hay còn gọi mũi 4).
Nếu nói coi Covid-19 như cúm mùa không cần điều trị gì là không thể được.
Trong lúc chờ đợi những điều chỉnh về chính sách, hệ thống y tế vẫn cố gắng tiêm chủng, tăng cường các bệnh viện điều trị Covid-19…
PGS Sơn cho rằng có thể giảm cấp độ dịch theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Nhưng những điều chỉnh này cũng phải dựa trên bằng chứng khoa học và thực tiễn.
Khánh Chi
Biến thể Omicron tàng hình: Thời gian âm tính lâu, né test nhanh?
Theo các chuyên gia, gọi là biến thể Omicron 'tàng hình' nhưng trên các nghiên cứu không phải là 'tàng hình' thực sự với các loại xét nghiệm.
Vì sao nhiều đàn ông F1 bền vững, Omicron “thích” phụ nữ hơn?
Nhiều gia đình hầu hết cả nhà mắc Covid-19 nhưng “sót” một số mày râu vẫn F1 bền vững, không bị nhiễm Covid-19.