Nuôi tôm vùng cát ven biển đem lại hiệu quả kinh tế bền vững
Tăng giá trị sản xuất đi liền bảo vệ môi trường là một trong những yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, trong đó nuôi tôm trên vùng cát ven biển đang là mô hình được kỳ vọng
Những năm qua, nuôi tôm chân trắng ở vùng cát ven biển là đối tượng chủ lực, góp phần thúc đẩy phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Phong Điền là một trong những địa phương canh tác dải đất cát ven biển để nuôi trồng thủy sản lớn nhất Thừa Thiên Huế.
Giá xăng dầu tăng cao, trong khi hiệu quả đánh bắt giảm do nguồn hải sản cạn kiệt, nhiều chủ tàu hạn chế số chuyến, số ngày khai thác trên biển. Các chuyến biển kéo dài hai tuần, mỗi tàu đánh bắt được 3-4 tấn cá các loại/chuyến, trị giá khoảng 100-120 triệu đồng.
Tăng giá trị sản xuất đi liền bảo vệ môi trường là một trong những yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản |
Trong khi chi phí nhiên liệu khoảng 80-90 triệu đồng, chi phí đá ướp, trả công ngư dân, đầu tư ngư lưới cụ, nhiều chủ tàu chỉ hòa vốn thậm chí thua lỗ.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, số tàu nằm bờ gần như thường xuyên khoảng 10%, chủ yếu do thay đổi chủ sở hữu, sửa chữa, thu hồi giấy phép hoạt động, một phần do giá dầu tăng cao.
Từ một vài hộ nuôi tôm chân trắng nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, phong trào nuôi tôm trên cát ở Phong Điền đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia, từ khâu nuôi đến chế biến.
Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam đóng tại Phong Điền với mong muốn tạo ra một sản phẩm độc đáo, đơn vị áp dụng những giải pháp kỹ thuật an toàn, công nghệ hiện đại trong nuôi và chế biến sản phẩm tôm, nhằm đạt được sản phẩm "tôm sạch" an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định. Công ty áp dụng quy trình nuôi "an toàn sinh học" hiện đại nhất trên thế giới, tức quy trình tuần hoàn khép kín không thay nước.
Quy trình tuần hoàn khép kín không thay nước tốn kém hơn rất nhiều so với hình thức nuôi du mục truyền thống, song lại đảm bảo nuôi lâu dài, bền vững trên diện tích đất đầu tư. Năng suất nuôi tôm theo mô hình này lên đến 45 tấn/ha/1 năm/4 vụ, trong khi các ao nuôi lộ thiên đạt năng suất bình quân 15 tấn/ha/1 năm/2 vụ.
Hiện nay, công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam đã ứng dụng nuôi công nghệ cao trên diện tích 82,2ha tại huyện Phong Điền.
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng Globalgap, ASC, BMP trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 120ha. Diện tích có thể ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao tại các huyện Phong Điền và Phú Lộc trong thời gian tới là 132ha.
Hương Giang