Nước mắm có Asen: Không tiết lộ danh tính người tài trợ khảo sát!

Phó Tổng thư ký Vinatas xác nhận có nhà tài trợ nguồn kinh phí để khảo sát nước mắm có Asen nhưng ông từ chối tiết lộ danh tính nhà tài trợ cũng như số tiền chi cho cuộc khảo sát nước mắm này.

Sau khi Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc vào ngày 17/10, kết quả đã gây xôn xao dư luận.

Bởi theo kết quả khảo sát của Vinastas: “Có đến 101/150 mẫu (chiếm 67,33%) được kiểm định chất lượng có hàm lượng Asen (thạch tín) vượt ngưỡng cho phép. Đáng chú ý, 95,65% nước mắm độ đạm càng cao, chứa thạch tín càng nhiều”.

Nước mắm có Asen: Không tiết lộ danh tính người tài trợ khảo sát! - ảnh 1

Nước mắm chứa Asen (thạch tín) vượt ngưỡng nhưng vẫn an toàn

Mặc dù sau đó, ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng thư ký Vinastas giải thích: “Asen phát hiện trong nước mắm là Asen hữu cơ không độc hại với sức khỏe người tiêu dùng, nước mắm vẫn an toàn, người tiêu dùng không nên quá lo lắng”. Tuy nhiên, dư luận vẫn hết sức hoang mang, nhiều ý kiến cho rằng, thông tin này có thể “bóp chết” ngành nước mắm truyền thống và nghi ngờ kết quả khảo sát của Vinastas.

Câu hỏi đặt ra là Tại sao Vinastas lại đưa ra thông tin “ 95,65% nước mắm độ đạm càng cao, chứa thạch tín càng nhiều” trong khi Asen này không độc hại. Vinastas đưa kết quả như vậy với mục đích gì?

Chiều 18/10, trả lời báo chí, ông Vương Ngọc Tuấn nói: “Chúng tôi đã giải thích rất rõ rồi. Mục đích là Hội muốn có thông tin, khảo sát độc lập đưa thông điệp nhất định đến người tiêu dùng có thông tin đầy đủ về chất lượng, thành phần dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nước mắm hiện nay. 

Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra thông điệp góp tiếng nói để thương hiệu nước mắm được nâng cao và gửi đến cơ quan quản lý xem xét, cần bổ sung, sửa đổi gì về tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thực phẩm về nước mắm. 

Ví dụ TCVN 5107: 2003 được phát hành từ năm 2003 đến nay là 13 năm rồi chưa thay đổi mà theo quy định 5 năm xem xét 1 lần. Hay chưa có QCVN về nước mắm. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để quy định hàm lượng Asen như thế nào cho đúng”.

Đồng thời, ông khẳng định kết quả khảo sát được thực hiện đúng quy trình và khách quan.

Cụ thể, 150 mẫu nước mắm có độ đạm từ 10gr/l trở lên, không phân biệt mắm công nghiệp hay truyền thống được mua tại siêu thị, nhà phân phối, đại lý phân phối của doanh nghiệp, thậm chí mua tận tay ở doanh nghiệp.

Nước mắm có Asen: Không tiết lộ danh tính người tài trợ khảo sát! - ảnh 2

Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng

Các mẫu sản phẩm khi lấy đều được chia thành hai đơn vị mẫu và gửi song song đến hai trung tâm kiểm nghiệm có uy tín trong cả nước, là nơi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế chỉ định kiểm định chất lượng nước mắm. 

Đó là Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng 3 và Trung tâm Vệ sinh dịch tễ TP.HCM. Quá trình khảo sát, thử nghiệm kéo dài từ tháng 8 đến tháng 9. Hơn nữa, các mẫu này được sản xuất từ các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành trên toàn quốc bao gồm: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định... nên không thể nói là không khách quan.

Ông Tuấn cho biết, có nhà tài trợ nguồn kinh phí để khảo sát nhưng ông từ chối tiết lộ danh tính nhà tài trợ và chi phí cho cuộc khảo sát nước mắm này.

Trước câu hỏi của phóng viên: “Dư luận cho rằng Hiệp hội đang nhận tiền từ một số doanh nghiệp nước mắm công nghiệp để thực hiện cuộc khảo sát này?”, ông Tuấn khẳng định: “Hội không nhận bất cứ đồng tiền của doanh nghiệp nào trong cuộc khảo sát Asen có trong nước mắm này”.

Theo ông, sở dĩ Vinastas không khảo sát tất cả các kim loại nặng khác như chì, cadimi, thủy ngân…mà chỉ chọn Asen vì Hội không có tiền khảo sát, chỉ khảo sát trên cơ sở nguồn lực và xác định cái nào cần khảo sát. Các chỉ tiêu này mang tính chất hoá học, quan trọng, thường được ghi trên nhãn mác.

“Trong báo cáo phân tích chúng tôi nói rõ nước mắm phải là nước mắm nên chúng tôi muốn nhà sản xuất công nghiệp hay truyền thống đều phải minh bạch về thành phần, nguồn gốc, chất lượng mà theo quy định họ phải công bố”, ông Tuấn giải thích thêm.

Diệu Thùy

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.