Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận việc đeo khẩu trang có tác dụng phòng tránh dịch bệnh và đã khuyến cáo người dân đeo khẩu trang trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát mạnh mẽ.
“Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài. Dịch Covid-19 này sẽ còn sống chung với chúng ta rất lâu nữa”.
Những chiếc khẩu trang đã trở thành biểu tượng của đại dịch Covid-19, kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva chính thức công bố dịch Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch trên toàn cầu.
Mới đây, WHO cảnh báo, đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc và lo ngại về đợt bùng phát thứ hai. Trong lúc đó, nhiều nước công bố kế hoạch nới lỏng phong tỏa, dần đưa cuộc sống trở lại bình thường, nghĩa là chấp nhận “sống chung” với dịch bệnh.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Chúng ta còn con đường dài phía trước và có nhiều việc phải làm”, đồng thời bày tỏ lo ngại đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai. “Đại dịch còn lâu mới chấm dứt. WHO tiếp tục quan ngại về xu hướng gia tăng số ca nhiễm và tử vong ở châu Phi, Đông Âu, Mỹ Latinh cũng như một số quốc gia châu Á”, ông Tedros nói.
Trong khi con người nhận thức được tầm quan trọng của khẩu trang trong việc hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19, thì các bức tượng nổi tiếng trên thế giới cũng đã được trang bị để cùng sống chung với đại dịch Covid-19.
Sau đây là bộ sưu tập các bức tượng nổi tiếng trên thế giới cũng phải đeo khẩu trang sống chung với dịch Covid-19 do hãng tin Sputnik tổng hợp:
Bức tượng “The Forever Marilyn” ở bang Maryland (Mỹ) của Seward Johnson, cũng phải đeo khẩu trang giữa tâm dịch lớn nhất thế giới.
Một bản sao của Tượng Nữ thần Tự do đeo khẩu trang.
Tượng Chúa Cứu thế đeo khẩu trang và dòng chữ “Khẩu trang cứu rỗi” ở Rio de Janeiro, Brazil.
Các bức tượng Monumento das Bandeiras đeo khẩu trang ở Sao Paulo, Brazil.
Một chiếc khẩu trang được đeo trên bức tượng Manneken-Pis ở Brussels để nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang nơi công cộng.
Bức tượng bác sĩ người Tây Ban Nha, ông Santiago Ramon y Cajal.
Đài tưởng niệm Simon Bolivar và Jose de San Martin ở Ecuador.
Các bức tượng được đeo khẩu trang nằm phía trước tháp Eiffel ở Paris.
Người đàn ông ôm bức tượng ca sĩ Tony Bennett bên ngoài khách sạn Fairmont San Francisco.
Bức tượng Phật khổng lồ cũng được đeo khẩu trang tại một ngôi chùa ở ngoại ô Bangkok, Thái Lan.
Tác phẩm điêu khắc “La gata Calida” của nghệ sĩ người Colombia Jose Horacio Martinez tại Cali, Colombia.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.