Nữ sinh bất chấp mùa dịch vẫn học tập và làm thêm online, không để phút nào trôi qua vô ích

Mùa dịch, Vũ Yến Linh - sinh viên năm 2 khoa Ngôn ngữ Italia - Đại học Hà Nội vẫn dành thời gian trau dồi kiến thức mỗi ngày và duy trì việc làm thêm.

Thời gian này, hầu hết sinh viên các trường đại học đều học online do tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp.

Không để thời gian trôi qua vô ích,  Vũ Yến Linh - sinh viên năm 2 khoa Ngôn ngữ Italia - Đại học Hà Nội vẫn dành thời gian trau dồi kiến thức để kết thúc năm thứ nhất thành tích học tập là điểm tích lũy đạt 3,59/4. Noài ra, Linh vẫn duy trì việc làm trợ giảng để có thu nhập mỗi tháng.

Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng Yến Linh xung quanh việc tận dụng thời gian nghỉ dịch để làm nhiều việc cho bản thân.

{keywords}
Vũ Yến Linh - sinh viên năm 2 khoa Ngôn ngữ Italia - Đại học Hà Nội

PV: Năm học vừa qua là năm học khá đặc biệt khi sinh viên phải học trực tuyến một thời gian dài. Trong những lần tạm dừng đến trường để phòng dịch, em đã là những gì để thời gian không trôi qua lãng phí?

Hiện giờ cũng đang trong khoảng thời gian ở nhà giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, để thời gian trôi qua không vô ích, em đã tìm niềm vui từ những điều rất bình dị, giản đơn.

Do nghỉ học trực tiếp nên em phải học và thi cuối các học phần năm nhất bằng hình thức online, tuy vậy nhưng mọi thứ cũng khá suôn sẻ, thầy cô đều rất tận tình, giúp đỡ, em cũng phát hiện ra những điều mới mẻ trong cách thức làm việc trực tuyến.

Em cũng học cách nhìn nhận mọi việc một cách tích cực, lạc quan, tìm kiếm cơ hội để học hỏi thay vì than thở. Vậy nên những ngày ở nhà của em cũng trở nên ý nghĩa và vui vẻ hơn rất nhiều.

Thay vì cảm thấy buồn, chán nản, em tự nhắc nhở bản thân mình phải tận dụng thời gian này là cơ hội để làm những việc có ích.

{keywords}
Nghỉ dịch là thời gian Linh học được nhiều từ vựng hơn, có thời gian tập thể dục nhiều hơn.

Em đang học ngành ngôn ngữ nên mỗi ngày em vẫn dành thời gian để học từ vựng, viết những bài luận với các chủ đề nhỏ, đọc thêm sách, xem phim để gần hơn với văn hoá và cũng để không bị quên kiến thức chuẩn bị cho năm học tiếp theo.

Em còn tập vẽ, viết, thiết kế bố cục về mảng bullet journal (ghi chú mục tiêu hằng ngày - PV), em nhận ra mình cũng khá có năng khiếu và thích làm việc này, em sẽ cố gắng dành thời gian để phát triển trong tương lai với niềm yêu thích này.

Công việc dạy gia sư và trợ giảng của em cũng vẫn duy trì hình thức online, em vẫn nhận việc dạy, soạn - sửa đề,… làm  việc như bình thường. Làm gia sư và trợ giảng cũng mang lại cho em thu nhập khá, có thể trang trải học phí và sinh hoạt cá nhân.

Cùng với đó em cũng tranh thủ thời gian ở nhà nhiều để tập thể dục, vừa ra mồ hôi, thải độc vừa giúp bản thân vui khỏe hơn, tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch.

Song song với việc tập thể dục thì em cũng sắp xếp ăn uống theo chế độ để đạt được kết quả như ý muốn, nghỉ ngơi một cách khoa học. Em luôn giữ một tinh thần vui vẻ.

Em nghĩ rằng những sự bận rộn mình tự tạo ra không chỉ mang lại kiến thức mà còn có nhiều niềm vui, sự tự tin, gia tăng giá trị bản thân.

PV: Kết thúc năm thứ nhất GPA của em là 3.59, em có thể chia sẻ kinh nghiệm học online hiệu quả?

Điểm GPA năm nhất của em cũng khá ổn. Bản thân em nhận thấy được việc học online có những khó khăn nhất định, phải chăm chỉ, tập trung nghe bài giảng cũng như làm bài luyện tập, tính tự giác phải cao.

Em học ngành ngôn ngữ nên việc học online càng khó khăn hơn vì bản chất môn học phải tương tác rất nhiều.

Tuy vậy em dành sự tập trung cao độ cho mỗi buổi học, sau đó ôn luyện lại ngay ngày hôm đó cho thật chắc kiến thức.

Em cũng tự đặt ra mục tiêu cho bản thân như mỗi ngày phải học số từ mới nhất định, đọc được một vài trang tài liệu.

PV: Được biết hiện tại em vẫn duy trì việc làm thêm, em đã làm gì để cân bằng giữa việc học và làm thêm?

Bên cạnh việc học em cũng có đi làm trợ giảng và đi dạy gia sư môn Tiếng Anh. Làm công việc này giúp em có thêm hiểu biết trong việc dạy học của giáo viên đã có kinh nghiệm, được trau dồi lại từng mảng kiến thức để truyền đạt tới học sinh của từng khối, hiểu tâm lý của học sinh,… để phục vụ cho việc dạy học sau này.

{keywords}
 

Em đi làm vào khoảng thời gian buổi tối cũng như những ngày cuối tuần. Việc học thì em dành thời gian vào ban ngày, tối làm việc xong em vẫn duy trì thời quen đọc thêm tài liệu, công việc hôm nào xử lý hết hôm đó không ảnh hưởng đến việc học cũng như thời gian dành cho bản thân, em phân bổ không bị trùng nhau nên mọi thứ vẫn rất ổn.

Tất nhiên việc học vẫn được đặt lên hàng đầu, sau đó mới là những việc khác. Đợt dịch này em cũng vẫn duy trì công việc bằng hình thức online.

PV: Định hướng tương lai của em là gì? Em sẽ làm gì để thực hiện nó?

Thời gian tới em vẫn đi làm để có những trải nghiệm mới, giúp em tìm ra nhiều điểm mạnh để phát triển bản thân.

Hiện tại em đặt ra mục tiêu sẽ thi được chứng chỉ ngôn ngữ em đang học - ngôn ngữ Italia, có học bổng để đi học trao đổi ở Ý. Em vẫn cố gắng tự trau dồi kiến thức, nghe những chia sẻ của những thầy cô đi trước, tìm hiểu thêm văn hoá, nghệ thuật để từng ngày đạt được mục tiêu định hướng của mình trong tương lai.

Với em cuộc sống là luôn luôn nỗ lực, luôn luôn phấn đấu và không để thời gian trôi qua vô ích, mỗi ngày phải hoàn thành mục tiêu nhỏ để tiến tới mục tiêu lớn.

Cảm ơn Yến Linh về cuộc trò chuyện!

Nữ sinh học online mùa dịch vẫn xuất sắc giành học bổng mức 95% học phí

Nữ sinh học online mùa dịch vẫn xuất sắc giành học bổng mức 95% học phí

Với phương pháp học tập hiệu quả, Minh Anh đã xuất sắc giành học bổng với mức 95% học phí.

Hoàng Thanh

Tốt nghiệp ĐH top đầu, cô gái thu gom đồng nát kiếm hơn 30 triệu đồng/tháng

"Đừng để vấn đề bằng cấp hay con đường học vấn trở thành xiềng xích trói buộc bạn vào một công việc", cô gái này chia sẻ.

Hành trình thiện nguyện từ 16 tuổi của chàng trai 'chỉ thích cho đi'

Mơ ước hoạt động thiện nguyện trở thành thói quen thường trực của giới trẻ, Lê Văn Phúc thành lập nhóm từ thiện ngay khi đang học lớp 11. Sau 4 năm hoạt động, nhóm đã thực hiện thành công nhiều dự án, chiến dịch lớn khiến ai cũng bất ngờ.

Tuổi 35 của Hoàng Thùy Linh có tất cả, chỉ thiếu... chồng

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh được nhận xét ngày càng trẻ hơn nhờ phong cách thời trang cá tính.

Cuộc trò chuyện tình cờ giúp nữ sinh ĐH Ngoại thương kiếm hơn 40 triệu/tháng

Chưa tốt nghiệp đại học, Lan Nhi đã là quản lý bán hàng một startup trên sàn thương mại điện tử quốc tế, thu nhập 2.000 – 3.000 USD/tháng. Câu chuyện khởi nghiệp của nữ sinh bắt đầu từ lần tình cờ nói chuyện với một người bạn...

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học

Tháng 12/2022, Lê Nhật Tường kết thúc chặng đường bốn năm đại học và là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với bình quân toàn khóa học đạt 9,2/10.

Từng bị bắt nạt vì ngoại hình, nam sinh 90kg 'lột xác' làm MC

Từng có thời gian nặng gần 90kg, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, Sơn quyết tâm giảm cân. Năm thứ 3 đại học, nam sinh tham gia nhiều công việc, thu nhập cao điểm lên tới 150 triệu/tháng.

Quỳnh Lương 'Đừng làm mẹ cáu' đóng 'tiểu tam', hôn môi nóng bỏng bạn diễn nam

Quỳnh Lương bày tỏ áp lực khi thực hiện những cảnh hôn môi nóng bỏng cùng bạn diễn - diễn viên Steven Nguyễn do ngại và chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất.

Tiến sĩ công nghệ 26 tuổi nhận lương hơn 23 tỷ đồng/năm

Ninh Bác Vũ (26 tuổi) - Tiến sĩ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, được tập đoàn công nghệ Huawei mời về làm việc với mức lương 1 triệu USD/năm (hơn 23 tỷ/năm).

Lương 34 triệu/tháng, nữ cử nhân vẫn bỏ về quê làm công việc đặc biệt

Trương Quế Phương, 24 tuổi, ở Trung Quốc bỏ việc lương 10.000 NDT/tháng (hơn 34 triệu đồng/tháng) để về quê làm trưởng thôn.

Cô gái đạp xe 420 km, khám phá Hà Giang, Cao Bằng chỉ với 2,5 triệu đồng

Thay vì di chuyển bằng ô tô hay xe máy, Phương Nam lựa chọn “du lịch chậm” bằng xe đạp để tự do khám phá văn hóa, cảnh quan và hòa mình vào cuộc sống của người bản địa trong hành trình phượt Hà Giang và Cao Bằng suốt 8 ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !