Nữ phóng viên và ám ảnh cái chết
Phóng viên nữ không hề thua kém phóng viên nam, thậm chí trong hoàn cảnh nguy hiểm, đầu sóng ngọn gió. Nhưng cũng chính các phóng viên nữ, đem lại những bài viết giàu cảm xúc, tình người khi đối diện với những hoàn cảnh thương tâm.
Có không ít trong số họ, không dừng lại ở những bài viết, mà còn dùng sự ảnh hưởng của mình, gây quỹ từ thiện cho học sinh nghèo nơi họ đã đi qua.
Lần đầu tiên nghĩ đến cái chết…
Là nữ phóng viên nhưng Hạnh Nguyên (PV báo Gia đình xã hội) lại gắn với cái tên “phóng viên bão lũ”. Thường thì cứ thấy đài báo bão ở đâu, y như rằng, nữ PV này lại vác ba lô lên đường tác nghiệp. Cô đã từng có mặt tại tâm bão Lekima tại Quảng Bình năm 2007, cơn bão số 9 năm 2009 tại Gia Lai và Kontum… Song, với Hạnh Nguyên, cô nhớ nhất là vào năm 2005, khi đi vào tâm cơn bão số 7, cơn bão lớn nhất trong lịch sử 9 năm qua của tỉnh Nam Định.
“Hôm đó, tôi cùng một cô bạn gái ở cơ quan xung phong xuống tâm bão ngay trong chiều. Chúng tôi bắt ô tô khách đến trung tâm thành phố lúc 4h chiều. Từ trung tâm thành phố, chúng tôi bắt xe ôm về Hải Hậu, Nam Định khi trời đã nhá nhem tối.
Trên đường đi, chúng tôi chứng kiến hàng trăm người đang chạy ngược lại hướng mình, vào phía đất liền để tránh bão. Những ngôi nhà hai bên đường được chằng chéo an toàn. Còn chúng tôi, quyết chạy ra hướng biển để làm tin bài. Một số đồng nghiệp khuyên chúng tôi nên ở lại thành phố vì ra đê khi tâm bão đi qua sẽ cực kì nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đi về phía bão” – PV Hạnh Nguyên kể lại đoạn đầu của một chặng đường nguy hiểm.
“Đêm đó, chúng tôi được Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh cho nghỉ đêm tại một điếm canh trên đê Hải Hậu. Nửa đêm, mưa gió bắt đầu giật tung cửa kính vỡ loảng xoảng. Điện cúp, cửa chính bị gió giật tung bản lề. Lạnh quá, chúng tôi lấy áo mưa mặc lên người và ôm nhau cho đỡ rét.
Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến cái chết. Tôi sợ mình bị bão cuốn ra biển mà không gặp người thân được một lần. Vét nốt tí pin cuối cùng trong điện thoại, tôi gọi về cho bố mẹ rồi máy tịt hẳn. Nước mắt chúng tôi cứ thế rơi. Cô bạn thân động viên tôi: “Dù trong hoàn cảnh nào cũng không được nhụt chí”.
Ngày hôm sau, cơn bão số 7 mới chính thức đổ bộ vào Nam Định. Chúng tôi vẫn cùng Ban chỉ đạo lụt bão tỉnh bám trụ trên bờ đê đến phút chót trong khi xung quanh, gió đang giật cấp 11. Trong khi tất cả thành viên Ban chỉ đạo đều có áo phao- trừ hai chúng tôi thì không.
Thông tin dồn dập chuyển về, nhiều tuyến đê bao ở đây đã bị vỡ nhưng chúng tôi vẫn bám trụ để ghi nhận thông tin. Bạn tôi bò ra mặt đê ghi nhận từng con sóng cao hàng chục mét. Còn tôi, bò ra chiếc ô tô jeap của lực lượng bộ đàm để ghi nhận thông tin từ các nơi chuyển về nhằm lấy thông tin cho bài viết được chính xác. Chúng tôi cùng tất cả mọi người bám trụ đến phút chót, sau khi có tin đê của 3 huyện bị vỡ”.
Ngay trưa hôm đó, PV Hạnh Nguyên lại bắt xe khách ngược về Hà Nội để làm bài vì thời điểm đó, điều kiện của tòa soạn chưa trang bị được máy tính xách tay cho phóng viên. Ngày hôm sau, khi hai trang báo nóng hổi về cơn bão lịch sử được đăng tải, TBT quyết định thưởng nóng cho hai nữ phóng viên vào vùng tâm bão. Điều này khiến cho 2 PV nữ cảm thấy vui mừng vì việc làm ý nghĩa, thậm chí đối diện với cái chết của mình, được ghi nhận.
Và ám ảnh những cái chết
Là phóng viên xã hội, có lẽ không dưới một lần, bạn phải đối mặt với thông tin về tai nạn, chết chóc, không dưới góc độ này hay góc độ khác. Và với PV Tú Anh, đài truyền hình kỹ thuật số VTC, đối diện với việc 4 học sinh chết đuối của một làng quê nghèo đã để lại sự ám ảnh khôn cùng.
PV Tú Anh kể lại: “Hôm đó, tôi được biệt phái đi tỉnh viết về tai nạn đuối nước của một tập thể học sinh, khiến 4 đứa trẻ thiệt mạng. Làm báo lâu ngày, chứng kiến nhiều cái chết thương tâm, tôi nhận nhiệm vụ như một lẽ dĩ nhiên.
Nhưng không ngờ cái mảnh đất nghèo tang thương nơi tôi đến lại gây nhiều ám ảnh đến vậy. Xe chúng tôi tới hiện trường khi đã hơn 2h sáng. Tôi dự định để trời sáng hẳn sẽ tới nhà các em, ghi nhận những mất mát đớn đau của các gia đình. Ai ngờ trên con đường nhỏ nơi tôi đi qua, có 4 căn nhà vẫn sáng đèn, người nằm ngồi la liệt, kiệt sức. Thì ra, rất vô tình, 4 căn nhà của 4 trẻ tử nạn đều nằm trên một trục đường, đều cách nhau không xa, khiến cho sự tang tóc trải dài tưởng chừng như bất tận.
Tôi quay xe lại, quyết định vào từng ngôi nhà một. Giữa tiền sảnh ngôi nhà đầu tiên, khuôn mặt khôi ngô, thông minh, bừng sáng trong ảnh của cô bé lớp 6 nhìn thẳng vào tôi. Chỉ một cái sểnh chân thôi, một sự vô tâm của người lớn thôi, đôi mắt kia đã phải khép lại vĩnh viễn. Tôi nhìn thẳng vào mắt em, thấy có sự oán hờn, sự trách móc, sự nuối tiếc và cả sự thứ tha…
Ở ngôi nhà thứ 2, tiếng khóc của người cha trẻ đứt đoạn. Anh ôm chặt lấy quan tài con, đứa con mà sáng nay vẫn ríu rít chào cha đi học buổi cuối cùng trước khi vào hè, đứa con vẫn hẹn cha cuối tuần được hưởng một buổi đi chơi thú vị. Trong ảnh, cậu bé thật xinh xẻo, tươi vui. Đôi mắt kia đã nhắm, không còn được ngắm hoa phượng, được nghe ve kêu trong những ngày đầu hè. Tôi thấy tim mình nghẹn lại…”
Cảnh đau thương, tang tóc cũng bám theo nhóm PV sau khi đi vào hai ngôi nhà cuối cùng. Cảnh kẻ đầu bạc khóc trẻ đầu xanh, tiếc nuối, ân hận… tràn ngập khắp nơi. Điều tiếc nuối cho người còn sống chính là các em chết chỉ vì một cái hố nhỏ nhưng sâu; Các em chết chỉ vì sự bất cẩn của người lớn; Các em chết vì không được trang bị một chút nào về khả năng tự cứu sống chính mình.
“Và hôm đó, tôi không viết về cái chết của các em. Tôi viết về sự cần thiết có bộ môn bơi lội trong nhà trường…” - PV Tú Anh suy tư nhớ lại. Bài viết đã lên trang vài năm rồi, nhưng cứ hè đến, năm nào cũng như năm nào, trẻ em đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra. Lời khẩn cầu của phóng viên năm nào, cần thiết phải dạy bơi trong trường, vẫn chưa được thực hiện. Nỗi ám ảnh của phóng viên vẫn chưa thể hết, khi sức lực của mình quá nhỏ bé.
Lần đầu tiên nghĩ đến cái chết…
Là nữ phóng viên nhưng Hạnh Nguyên (PV báo Gia đình xã hội) lại gắn với cái tên “phóng viên bão lũ”. Thường thì cứ thấy đài báo bão ở đâu, y như rằng, nữ PV này lại vác ba lô lên đường tác nghiệp. Cô đã từng có mặt tại tâm bão Lekima tại Quảng Bình năm 2007, cơn bão số 9 năm 2009 tại Gia Lai và Kontum… Song, với Hạnh Nguyên, cô nhớ nhất là vào năm 2005, khi đi vào tâm cơn bão số 7, cơn bão lớn nhất trong lịch sử 9 năm qua của tỉnh Nam Định.
PV Hạnh Nguyên có mặt tại trạm thủy văn Đăk Mốt, trên bờ sông Po Ko (Kon Tum) ngay sau cơn lũ lịch sử tháng 9/2009. |
Trên đường đi, chúng tôi chứng kiến hàng trăm người đang chạy ngược lại hướng mình, vào phía đất liền để tránh bão. Những ngôi nhà hai bên đường được chằng chéo an toàn. Còn chúng tôi, quyết chạy ra hướng biển để làm tin bài. Một số đồng nghiệp khuyên chúng tôi nên ở lại thành phố vì ra đê khi tâm bão đi qua sẽ cực kì nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đi về phía bão” – PV Hạnh Nguyên kể lại đoạn đầu của một chặng đường nguy hiểm.
“Đêm đó, chúng tôi được Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh cho nghỉ đêm tại một điếm canh trên đê Hải Hậu. Nửa đêm, mưa gió bắt đầu giật tung cửa kính vỡ loảng xoảng. Điện cúp, cửa chính bị gió giật tung bản lề. Lạnh quá, chúng tôi lấy áo mưa mặc lên người và ôm nhau cho đỡ rét.
Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến cái chết. Tôi sợ mình bị bão cuốn ra biển mà không gặp người thân được một lần. Vét nốt tí pin cuối cùng trong điện thoại, tôi gọi về cho bố mẹ rồi máy tịt hẳn. Nước mắt chúng tôi cứ thế rơi. Cô bạn thân động viên tôi: “Dù trong hoàn cảnh nào cũng không được nhụt chí”.
Ngày hôm sau, cơn bão số 7 mới chính thức đổ bộ vào Nam Định. Chúng tôi vẫn cùng Ban chỉ đạo lụt bão tỉnh bám trụ trên bờ đê đến phút chót trong khi xung quanh, gió đang giật cấp 11. Trong khi tất cả thành viên Ban chỉ đạo đều có áo phao- trừ hai chúng tôi thì không.
Thông tin dồn dập chuyển về, nhiều tuyến đê bao ở đây đã bị vỡ nhưng chúng tôi vẫn bám trụ để ghi nhận thông tin. Bạn tôi bò ra mặt đê ghi nhận từng con sóng cao hàng chục mét. Còn tôi, bò ra chiếc ô tô jeap của lực lượng bộ đàm để ghi nhận thông tin từ các nơi chuyển về nhằm lấy thông tin cho bài viết được chính xác. Chúng tôi cùng tất cả mọi người bám trụ đến phút chót, sau khi có tin đê của 3 huyện bị vỡ”.
Ngay trưa hôm đó, PV Hạnh Nguyên lại bắt xe khách ngược về Hà Nội để làm bài vì thời điểm đó, điều kiện của tòa soạn chưa trang bị được máy tính xách tay cho phóng viên. Ngày hôm sau, khi hai trang báo nóng hổi về cơn bão lịch sử được đăng tải, TBT quyết định thưởng nóng cho hai nữ phóng viên vào vùng tâm bão. Điều này khiến cho 2 PV nữ cảm thấy vui mừng vì việc làm ý nghĩa, thậm chí đối diện với cái chết của mình, được ghi nhận.
Và ám ảnh những cái chết
Là phóng viên xã hội, có lẽ không dưới một lần, bạn phải đối mặt với thông tin về tai nạn, chết chóc, không dưới góc độ này hay góc độ khác. Và với PV Tú Anh, đài truyền hình kỹ thuật số VTC, đối diện với việc 4 học sinh chết đuối của một làng quê nghèo đã để lại sự ám ảnh khôn cùng.
PV Tú Anh kể lại: “Hôm đó, tôi được biệt phái đi tỉnh viết về tai nạn đuối nước của một tập thể học sinh, khiến 4 đứa trẻ thiệt mạng. Làm báo lâu ngày, chứng kiến nhiều cái chết thương tâm, tôi nhận nhiệm vụ như một lẽ dĩ nhiên.
Nhưng không ngờ cái mảnh đất nghèo tang thương nơi tôi đến lại gây nhiều ám ảnh đến vậy. Xe chúng tôi tới hiện trường khi đã hơn 2h sáng. Tôi dự định để trời sáng hẳn sẽ tới nhà các em, ghi nhận những mất mát đớn đau của các gia đình. Ai ngờ trên con đường nhỏ nơi tôi đi qua, có 4 căn nhà vẫn sáng đèn, người nằm ngồi la liệt, kiệt sức. Thì ra, rất vô tình, 4 căn nhà của 4 trẻ tử nạn đều nằm trên một trục đường, đều cách nhau không xa, khiến cho sự tang tóc trải dài tưởng chừng như bất tận.
Tôi quay xe lại, quyết định vào từng ngôi nhà một. Giữa tiền sảnh ngôi nhà đầu tiên, khuôn mặt khôi ngô, thông minh, bừng sáng trong ảnh của cô bé lớp 6 nhìn thẳng vào tôi. Chỉ một cái sểnh chân thôi, một sự vô tâm của người lớn thôi, đôi mắt kia đã phải khép lại vĩnh viễn. Tôi nhìn thẳng vào mắt em, thấy có sự oán hờn, sự trách móc, sự nuối tiếc và cả sự thứ tha…
Ở ngôi nhà thứ 2, tiếng khóc của người cha trẻ đứt đoạn. Anh ôm chặt lấy quan tài con, đứa con mà sáng nay vẫn ríu rít chào cha đi học buổi cuối cùng trước khi vào hè, đứa con vẫn hẹn cha cuối tuần được hưởng một buổi đi chơi thú vị. Trong ảnh, cậu bé thật xinh xẻo, tươi vui. Đôi mắt kia đã nhắm, không còn được ngắm hoa phượng, được nghe ve kêu trong những ngày đầu hè. Tôi thấy tim mình nghẹn lại…”
Cảnh đau thương, tang tóc cũng bám theo nhóm PV sau khi đi vào hai ngôi nhà cuối cùng. Cảnh kẻ đầu bạc khóc trẻ đầu xanh, tiếc nuối, ân hận… tràn ngập khắp nơi. Điều tiếc nuối cho người còn sống chính là các em chết chỉ vì một cái hố nhỏ nhưng sâu; Các em chết chỉ vì sự bất cẩn của người lớn; Các em chết vì không được trang bị một chút nào về khả năng tự cứu sống chính mình.
“Và hôm đó, tôi không viết về cái chết của các em. Tôi viết về sự cần thiết có bộ môn bơi lội trong nhà trường…” - PV Tú Anh suy tư nhớ lại. Bài viết đã lên trang vài năm rồi, nhưng cứ hè đến, năm nào cũng như năm nào, trẻ em đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra. Lời khẩn cầu của phóng viên năm nào, cần thiết phải dạy bơi trong trường, vẫn chưa được thực hiện. Nỗi ám ảnh của phóng viên vẫn chưa thể hết, khi sức lực của mình quá nhỏ bé.
Phóng viên làm từ thiện
Ban đầu, tôi chỉ nghĩ, làm từ thiện trước hết là giúp cho những người quanh mình được chút gì hay chút ấy. Tôi thường gom những chiếc áo, giày dép lỗi mốt dành cho những đứa em nghèo ở quê. Và rồi, trong những chuyến công tác, được chứng kiến nhiều gia đình ăn củ sắn thay cơm, tôi cùng một số bạn bè cùng cơ quan gom quần áo cũ, xin tiền qua blog và một số trang mạng để mua gạo, muối, sách vở… Chúng tôi kết hợp trong những lần đi công tác để mang quà đến cho họ.
Từ năm 2006 đến nay, không biết bao nhiêu chuyến hàng đã được tôi và bạn bè mang đến cho bà con, từ Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị…
Sau này, chúng tôi có một nhóm từ thiện mang tên “Vì ta cần nhau”. Nhóm ra đời đúng tại nhà tôi, khi con tôi mới tròn 18 ngày tuổi. Đây là nơi kết nối giữa những người không quen nhau trên mạng nhưng cùng nghĩ cách tích cóp từng đồng, xin từng chiếc áo cũ, cuốn sách cũ để mang đi, để xây bếp cho các em, để mua quần áo ấm, để đóng phản cho trẻ em nghèo miền núi… Hiện, nhóm đã có hàng trăm người. Chúng tôi đã hoạt động bài bản và có kế hoạch hàng năm cho các chuyến hàng từ thiện.
PV Hạnh Nguyên
Phóng viên đã có mặt tại những ngôi trường xơ xác khắp mọi miền đất nước để trao quà từ thiện. (HS tại Trà My, Quảng Nam) |
Ban đầu, tôi chỉ nghĩ, làm từ thiện trước hết là giúp cho những người quanh mình được chút gì hay chút ấy. Tôi thường gom những chiếc áo, giày dép lỗi mốt dành cho những đứa em nghèo ở quê. Và rồi, trong những chuyến công tác, được chứng kiến nhiều gia đình ăn củ sắn thay cơm, tôi cùng một số bạn bè cùng cơ quan gom quần áo cũ, xin tiền qua blog và một số trang mạng để mua gạo, muối, sách vở… Chúng tôi kết hợp trong những lần đi công tác để mang quà đến cho họ.
Từ năm 2006 đến nay, không biết bao nhiêu chuyến hàng đã được tôi và bạn bè mang đến cho bà con, từ Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị…
Sau này, chúng tôi có một nhóm từ thiện mang tên “Vì ta cần nhau”. Nhóm ra đời đúng tại nhà tôi, khi con tôi mới tròn 18 ngày tuổi. Đây là nơi kết nối giữa những người không quen nhau trên mạng nhưng cùng nghĩ cách tích cóp từng đồng, xin từng chiếc áo cũ, cuốn sách cũ để mang đi, để xây bếp cho các em, để mua quần áo ấm, để đóng phản cho trẻ em nghèo miền núi… Hiện, nhóm đã có hàng trăm người. Chúng tôi đã hoạt động bài bản và có kế hoạch hàng năm cho các chuyến hàng từ thiện.
PV Hạnh Nguyên
Thanh Bình
Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời
Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.
Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm
Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.
Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê
Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?
Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.
Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.