Nữ điều dưỡng 2 tháng gặp con 3 lần qua cổng bệnh viện

Chị Nguyễn Thị Thường – nữ điều dưỡng trưởng của Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chia sẻ đã hơn 2 tháng qua chị chưa về nhà, hàng ngày chỉ gọi điện cho con qua facetime.

 

Xúc động hai người Việt muốn hiến một phần lá phổi cho phi công Anh

Xúc động hai người Việt muốn hiến một phần lá phổi cho phi công Anh

Đây là thông tin được ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết.

Đến ngày 14/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương đã điều trị cho 147 bệnh nhân mắc Covid-19 và đã có 140 người ra viện. Hiện chỉ còn 7 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có bệnh nhân số 19 là bệnh nhân nặng nhất ở bệnh viện này thì đến hiện tại đã bình phục dần dần. Dự kiến tuần tới bệnh nhân có thể ra viện.

{keywords}
Bệnh nhân số 19 đang dần bình phục

Bệnh nhân số 19 nhập viện ngày 7/3 là bác của bệnh nhân số 17. Người phụ nữ 64 tuổi này đã có những giây phút gần 'cửa tử' với 3 lần ngừng tuần hoàn. Các y bác sĩ phải cấp cứu ép tim hơn 40 phút tim mới đập trở lại. Thật kỳ diệu khi hiện tại, bệnh nhân có thể trò chuyện, nói chuyện nhỏ với người nhà và nhân viên y tế. 

{keywords}
Nữ điều dưỡng 2 tháng chỉ gặp con 3 lần qua cổng bệnh viện

Chị Nguyễn Thị Thường – điều dưỡng trưởng của Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - nơi điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng nhất cho biết, bệnh nhân nặng đầu tiên là bệnh nhân người Anh số 28. Người đàn ông này có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường và bị rất nặng phải thở máy, đặt nội khí quản. 

Chị Thường kể bệnh nhân này có thân hình to lớn và rất nặng, hơn 90kg, trong khi các điều dưỡng của khoa thì nhỏ bé, có người chỉ hơn 40kg. Họ chật vật lắm mới có thể chăm sóc được bệnh nhân.

Đến bệnh nhân số 19, người bệnh diễn tiến bệnh rất nhanh. Có lúc bệnh nhân đã tỉnh táo nhưng lại nhanh chóng rơi vào suy hô hấp, rối loạn nhịp tim. Mỗi tua trực các y bác sĩ đều túc trực 24/24 để theo dõi người bệnh. 

Chị Thường cho biết, khi những bệnh nhân nặng tỉnh lại, họ bắt đầu nghệch ngoạc những dòng chữ cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng, khiến ai cũng xúc động. 

Chị Thường cũng như các đồng nghiệp khác, khi bước chân vào cuộc chiến chống Covid-19 họ đều hiểu rằng mình sẽ có nguy cơ lây nhiễm bất cứ lúc nào. Ai cũng chuẩn bị sẵn sàng tinh thần có thể phơi nhiễm và cố gắng tốt nhất để phòng bệnh cho chính mình. 

Chị Thường kể áp lực nhất với khoa đó là các bệnh nhân nặng tiến triển nhanh, phải thực hiện các kỹ thuật công nghệ cao nên đòi hỏi nhân viên phải làm việc căng thẳng, tập trung cao độ. 

Thời điểm áp lực nhất là hai tuần đầu sau khi bệnh nhân số 17 vào viện. Lúc đó cả xã hội đều hoang mang, bệnh Covid-19 lại quá mới nên chị Thường áp lực hơn chứ không phải là khi có số bệnh nhân nhiều nhất. 

Chị Thường rời khỏi nhà vào ngày 7/3 và từ đó đến nay chưa về nhà dù chỉ cách hơn chục km. Chị có 2 con, con gái lớn học lớp 5, cháu nhỏ học lớp 1. Mỗi lần gọi điện về, các con chị lại hỏi bao giờ mẹ về. Ông bà và bố của các cháu thường động viên cho các cháu hiểu về nghề của mẹ nên các cháu dần thông cảm.

Chị Thường nhớ mãi lần đầu gặp con sau hơn 1 tuần xa cách. Lúc đó, các cháu nhớ mẹ quá nên bố chở sang cổng bệnh viện. Chị đứng trong sân bệnh viện nhìn qua hàng rào. Từ xa, chị nhìn thấy các con của mình gầy hẳn đi. Xót con, tự nhủ mình phải cố gắng làm việc thật tốt. 

Các con chị là con gái nên các cháu rất tự lập. Được bố và ông bà chăm sóc nên chị cũng yên tâm hơn. Được gia đình động viên, truyền thêm nghị lực, mỗi lần cảm thấy mệt chị lại như được tiếp thêm sức mạnh. 

Đến nay, chị Thường tin rằng chị và các đồng nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. 

Suốt thời gian làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, với chị, mỗi bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là một khoảnh khắc tuyệt vời; kỷ niệm về những ngày chống Covid-19 sẽ không bao giờ quên.

Phương Thúy 

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !