Nữ chủ nhà trọ cho công nhân nợ vô thời hạn

Mấy năm nay, khu trọ nhà chị Huỳnh Thị Thư (39 tuổi, quận Tân Bình) ít người mới đến thuê vì công nhân không muốn chuyển đi. Tết gần kề, chị lại chuẩn bị gói bánh tét, mua quà cho trẻ em trong khu trọ.

Khu trọ vốn của bà Hai - mẹ chị Thư, tuổi đã cao nên bà để cho con gái quản lý. Nhiều mối tình đẹp cũng nên duyên từ khu trọ này. Công nhân thuê trọ xem bà Hai và vợ chồng chị Thư như người thân trong nhà, bao năm nay vẫn thế.

Không để công nhân thiếu thốn

Trong mùa dịch, chị Thư vừa đăng ký thực phẩm vừa xin hỗ trợ của mạnh thường quân để công nhân không thiếu thốn. Đến nay có phòng vẫn còn dư gạo, mì tôm. Công nhân trong dãy trọ đều nhận được cả ba đợt hỗ trợ của TP theo đúng đối tượng. Có đợt chị xin được mấy trăm quả trứng vịt. Chị liền mượn xe ba gác để chở trứng và gạo vào khu trọ phát cho mọi người.

“Dịch bệnh, công nhân không đi làm được, đi chợ cũng khó khăn nên mọi người rất lo. Cái gì là quyền lợi cho người dân thì mình làm để mọi người yên tâm ở nhà. Cũng chỉ hỗ trợ mọi người rau, gạo, một ít trứng chứ không cho nhiều thịt được vì đắt quá” - chị Thư nói.

Nữ chủ nhà trọ cho công nhân nợ vô thời hạn - ảnh 1

Gia đình chị Huỳnh Thị Thư gói bánh tét cho trẻ em trong khu trọ. (Ảnh: KHÁNH CHI)

Chị đọc nhiều thông tin, nghe tư vấn của bác sĩ để có lời khuyên cho công nhân. Đặc biệt trong thời gian dịch bùng phát, nhiều công nhân F0 không dám đi cách ly vì sợ tốn tiền. Chị Thư đã giải thích rõ ràng mọi thắc mắc để công nhân yên tâm đi cách ly và chuẩn bị sẵn vitamin cho công nhân mang theo.

Chị kể lại: “Buổi chiều, đội y tế mặc đồ bảo hộ xanh đi vào dãy trọ. Từng công nhân đi ngang qua nhà tôi để lên xe đi vào khu cách ly, từng hàng người vẫy tay chào tạm biệt, thấy thương lắm”.

Vừa là chủ trọ, chị Thư vừa là tổ trưởng tổ dân phố. Thời gian đó, chị không dám tắt điện thoại vì lo sẽ có công nhân hỏi chuyện về dịch bệnh. Không chỉ giúp đỡ công nhân trong khu trọ mình, chị còn hỗ trợ các chủ trọ khác trong phường chăm lo đời sống người dân. Giữa trưa tranh thủ chợp mắt, tỉnh dậy đã thấy mấy chục tin nhắn trong nhóm của công nhân, khi thì hỏi về việc chăm sóc con nhỏ nhiễm bệnh, khi thì hỏi về hậu Covid-19…

Trong khu trọ có thai phụ sinh em bé, chị cũng vận động Đoàn thanh niên khu phố mua sữa cho trẻ sơ sinh, tặng sữa cho trẻ nhỏ. Trung thu năm nay, chị tặng quà cho những bé là F0, bé có người thân là F0 trong tổ dân phố.

“Mọi năm, tất cả bé đều được nhận quà nhưng năm nay, tôi ưu tiên những bé khó khăn hơn trước. Có bé gặp tôi lại hỏi “Sao con không có sữa, cô Thư?”, thấy thương nhưng lại không đủ điều kiện chăm lo hết cho các bé. Tôi cũng giải thích rồi hứa dịp khác sẽ có quà” - chị Thư tâm sự.

Công nhân không muốn rời đi

Dãy trọ chị Thư có 17 phòng, mỗi phòng có giá thuê 1,1 triệu đồng/tháng. Mấy tháng dịch, chị thông báo giảm 200.000-300.000 đồng/phòng nhưng không thu tiền. Chị tự trả tiền điện cho công nhân vì biết ai cũng khó khăn. Sau dịch, công nhân đi làm trở lại sẽ trả cho chị từ từ, có người trả 500.000 đồng, có người trả 1 triệu đồng.

Phòng trọ của chị Thư là kiểu phòng trọ cũ, không có gác lửng để tăng diện tích phòng. Dù vậy, công nhân vẫn muốn gắn bó lâu dài. Nhiều mối tình cũng nên duyên nhờ khu trọ này. Vợ chồng chị Lê Thị Ngọc Dung (34 tuổi) là một trong số đó. Có con nhỏ, vợ chồng chị xin phép bà Hai và chị Thư khoan tường để thông hai phòng trọ, tạo thành căn phòng rộng hơn.

Lo dịch bùng phát mạnh nên vợ chồng chị đã đưa con về quê tránh dịch. Ở quê, chị thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm hàng xóm trong khu trọ. Biết khu trọ có nhiều F0, chị liền nhường lại hai căn phòng để mọi người sang cách ly. Chị vui vì hiện tại khu trọ đã thành vùng xanh, mùa dịch không ai thiếu thốn thực phẩm, tiền hỗ trợ.

“Anh chị em trong khu trọ thân nhau như người một nhà cũng là nhờ chủ khu trọ vui vẻ. Năm nào bà Hai và chị Thư cũng có quà tết cho mọi người, quà Trung thu cho tụi nhỏ. Có đám giỗ, bà Hai cũng chia đồ ăn cho. Tiền phòng thì không hối trả bao giờ. Vợ chồng tôi tránh dịch về quê chị Thư cũng không lấy tiền thuê nhà mà còn bớt, khi nào có thì từ từ trả. Lên TP làm ăn, gặp người tốt như vậy nên ấm lòng lắm. Công nhân nào cũng muốn ở lâu, chỉ có ai mua được nhà mới đi” - chị Dung kể.

Sau dịch, chị Thư tới nhà người dân thu các khoản như phòng chống lụt bão, biển đảo, vì trẻ em. Chị nhắn tin báo từ trước, thấy chị đến, người dân đã chuẩn bị sẵn tiền để nộp. Chị Thư kể: “Trước đó thu mấy khoản này khó lắm. Nhưng dịch xong, ai cũng nộp rất nhanh. Họ hiểu Nhà nước đã chăm lo cho người dân trong dịch thì người dân cũng phải thực hiện nghĩa vụ”.

Sắp đến tết, chị Thư lại chuẩn bị mua cặp và sách vở cho trẻ nhỏ trong tổ dân phố. Mọi năm, chị sẽ tặng quà cho các em nhỏ vào đầu năm học. Năm nay, phần quà này được gộp vào quà tết. Thấy vậy, nhiều mạnh thường quân trong khu phố cũng chung tay, giúp có thêm nhiều phần quà gửi cho các em.

Theo plo.vn

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !