Nữ biên kịch phim 'Sống chung với mẹ chồng': Cảm ơn vì tôi bị ung thư

Thân mang trọng bệnh, ai cũng phải trải qua những giai đoạn tâm lý sợ hãi, suy sụp, buông xuôi… Nhưng đối với Tiến sĩ văn hóa, nhà biên kịch Đặng Thiếu Ngân, đáng sợ hơn cái chết chính là một cuộc sống lay lắt và vô nghĩa.

Trong một lần đi khám định kỳ, Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân bị chẩn đoán mắc bệnh K (ung thư).
Nhận tin dữ, sau sự hoang mang, chông chênh ban đầu, chị lập tức lên kế hoạch sắp xếp lại cuộc sống và ghi nhật ký mỗi ngày như một cách tuyên chiến với nỗi sợ hãi.

“Đối diện với trọng bệnh thật sự không dễ dàng. Nhất là khi không dễ chia sẻ hết mọi điều, mọi trạng thái cảm xúc, tâm lý với người khác, kể cả là người thân. Vì thế, rất cần một không gian riêng để nói được những khúc mắc, nỗi đau của mình. Đối thoại với bản thân, theo tôi là phương pháp tự chữa lành tốt nhất”, Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân tâm sự.

Theo chị, khi con người tự phát ra năng lượng xấu, rất có thể tần số năng lượng tiêu cực đang xoay tít trong vũ trụ sẽ xâm nhập thẳng vào họ. Trong khi đối với người bệnh, trạng thái tích cực lại rất cần thiết cho quá trình điều trị.

Mỗi ngày trôi qua là sự cảm nhận rõ hơn về trái tim ngập tràn tình yêu và lòng biết ơn dành cho những người đồng hành, sau cùng nó trở thành động lực để Đặng Thiếu Ngân viết nên cuốn tự truyện đầu tay.

 

Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân cùng tự truyện đầu tay 'Cảm ơn vì Tôi bị Ung thư'.


Cảm ơn vì Tôi bị Ung thư ra đời như một cuốn cẩm nang nhỏ hữu ích dành cho các "dân chơi hệ K bậc tiểu học, lớp mầm" - những người vừa mới mắc bệnh, lo sợ sẽ bị và người thân của nhóm có bệnh trọng.

“Tôi nghĩ nhiều bệnh nhân và người nhà sẽ cám ơn Ngân khi đọc cuốn sách này bởi nó sẽ làm cho mọi thứ nhẹ nhàng hơn, dễ chấp nhận hơn và quan trọng nhất, là đúng hơn. Nó như một cuốn cẩm nang bỏ túi rất dễ thương cho bệnh nhân ung thư”, MC Thảo Vân viết trong lời bạt cuốn sách.

Dưới góc nhìn của một người trong cuộc, tác giả chia sẻ nhiều thông tin bổ ích, gần gũi để độc giả có thể tham khảo thêm về căn bệnh nan y. Có thể điểm qua một số nội dung như: diễn biến của bệnh, quan điểm y học đối với ung thư, tâm lý của “dân chơi hệ K”, nếp sinh hoạt, cách phòng ngừa bệnh, thực đơn bồi bổ để tăng sức chiến đấu, địa chỉ tầm soát bệnh và cả những phương thức làm đẹp hữu hiệu…

Cuốn sách đi kèm những khái niệm mới về bệnh tật, cách nhìn nhận, từ ngữ sinh động do chính tác giả đặt ra như việc gọi bệnh nhân ung thư là "dân chơi hệ K" và Bệnh viện K là "K resort"...

Mặc dù được mô tả như một “tâm sự bình thường nhất", cuốn tự truyện tràn ngập sự lạc quan không khiên cưỡng, nhẹ nhàng lan tỏa phương thức tự chữa lành nhờ các kinh nghiệm thực tế, vốn hiểu biết tự thân của người viết.

Cách chị chia sẻ về quá trình truyền hóa chất, áp lực hậu phẫu hay cách đối thoại với bác sĩ... vô cùng gần gũi và chân thực, tưởng như bình thản mà gói ghém trong đó không ít tâm tư và đặc biệt là lòng dũng cảm, nhất định không đầu hàng.

Không nhằm mục đích lợi nhuận nên sau khi phát hành, sách được đem phát tặng tại một số bệnh viện. Ngoài ra, có nhiều độc giả mua thêm để ủng hộ tác giả gom quỹ tặng các bếp ăn từ thiện cho bệnh nhân và dân nghèo.

 Hàng ngàn cuốn sách được gửi tặng đến Bệnh viện K


Chia sẻ với VietNamNet, tác giả Đặng Thiếu Ngân bất ngờ khi Cảm ơn vì Tôi bị Ung thư nhận về nhiều phản hồi tích cực: “Rất đông bệnh nhân và người nhà của họ, cả những người đang khoẻ mạnh hay quan tâm về sức khỏe đã liên hệ tới tôi. Họ cảm ơn vì điều tôi viết giúp họ vui vẻ, lựa chọn được cách suy nghĩ và nếp sống khiến mọi việc tốt lên. 

Không ít bệnh nhân bỏ bữa đã ngồi dậy trước bàn ăn. Nhiều người tự nhìn gương để ngắm nghía chính mình, thấy yêu quý, trân trọng bản thân chứ không tự kỷ vì bệnh tật như trước. Có bạn đã bật khóc khi hiểu được áp lực của người thân thấy mình đau yếu, suy sụp. Tự dưng, tôi có thêm bao độc giả không quen biết tự tìm đến thủ thỉ, hàn huyên và mua sách cùng làm thiện nguyện".

 

Cuốn tự truyện là món quà tinh thần đáng quý cho các bệnh nhân.


Trải qua biến động lớn trong cuộc đời, nữ tiến sĩ, nhà biên kịch xinh đẹp Đặng Thiếu Ngân không hề chùn bước mà vẫn tích cực chia sẻ thông điệp có ích cho xã hội, tựa như một bông hoa đẹp nở rộ khoe sắc giữa nghịch cảnh.

"Hy vọng, những trải nghiệm và cảm xúc của tôi, cũng sẽ nhận được sự đồng cảm từ những trái tim từng bị bóp nghẹt bởi sự sợ hãi, hốt hoảng nhưng vẫn chứa đựng tràn ngập tình yêu, lòng biết ơn - như tôi" - trích Cảm ơn vì Tôi bị Ung thư.

   TS Văn hóa Đặng Thiếu Ngân sinh năm 1975, là một nhà biên kịch nổi tiếng, tham gia viết kịch bản cho nhiều bộ phim truyền hình được yêu thích như: Tết cháy ô sin, Sống chung với mẹ chồng, Cầu vồng tình yêu... 


Anh Nguyễn

Chuyện tình từ giảng đường đại học của cặp đôi cùng đoạt Nobel

Cặp đôi thần kinh học nhà Moser đã kiên trì thực hiện cuộc tìm kiếm kéo dài hàng thập kỷ để tìm hiểu cách thức hoạt động của bộ não ở cấp độ tế bào.

9X Thanh Hoá chi 2 tỷ xây nhà tặng bố, tha thiết tìm mẹ mất tích 28 năm

Lớn lên trong khó khăn, Alina Mai luôn ấp ủ hoài bão thoát nghèo để hỗ trợ gia đình. 30 tuổi, chị có sự nghiệp kinh doanh, đủ tiền xây nhà tặng bố và tìm người mẹ mất tích.

10X bỏ trường chuyên để du học, quyết định ‘gap year’ đi vòng quanh thế giới

Ba mất kể từ khi Bình học lớp 6, mẹ từng bị tai nạn phải nghỉ làm trong suốt 2 năm, có giai đoạn Bình phải đi chụp ảnh thuê kiếm tiền. Vì thế, giấc mơ du học là điều nam sinh chưa từng nghĩ tới.

‘Thời chúng tôi thấy thầy cô là phải khoanh tay chào từ xa’

“Thời chúng tôi, ra ngoài đường thấy thầy cô là phải đứng khoanh tay chào từ xa, đố ai dám hỗn láo”, độc giả VietNamNet hồi tưởng lại mối quan hệ thầy trò được nuôi dưỡng trong mạch nguồn của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Nữ giảng viên nghỉ việc, về quê nuôi giun kiếm 34 tỷ đồng/năm

Nữ giảng viên Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) từ bỏ mức lương gần 2 triệu NDT/năm (6,8 tỷ đồng) về quê nuôi giun. Sau 9 năm gác lại sự nghiệp giảng dạy, đến nay Pháp Nguyệt Bình thu về hơn 10 triệu NDT/năm (34 tỷ đồng).

9X đem món ngon lên núi nấu tặng hàng trăm trẻ em nghèo

Từng thiếu ăn, thèm những món ngon lúc còn nhỏ, khi cuộc sống ổn định, mỗi cuối tuần Ngọc Trinh lại chuẩn bị nguyên liệu, thức ăn mang lên núi, nấu tặng trẻ em nghèo những bữa tiệc.

Vụ cô giáo Tuyên Quang: Thiếu tôn trọng nghề giáo, khó đòi hỏi thầy giỏi, có tâm

"Cứ nhìn tình trạng học sinh, phụ huynh thiếu tôn trọng nghề giáo như vậy rồi con cháu chúng ta nếu học giỏi sẽ ráng học ngành khác để làm, lấy đâu ra giáo viên giỏi, giáo viên có tâm?", một thầy giáo cảm thán.

Bên trong hộp ngủ ở Hà Nội khiến nhiều người trẻ mê mẩn

Tiện lợi, riêng tư, giá cả phù hợp là những tính từ mà giới trẻ mô tả xu hướng thuê trọ hộp ngủ. Dù còn nhiều tranh cãi nhưng mô hình này đang phổ biến ở Hà Nội, TP.HCM...

'Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ phải tiếp tục công bố các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như thế nào và đây là câu chuyện rất hóc búa.

Vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp: Sự cô đơn cùng cực

Trong những clip đó, phía sau sự hỗn loạn, tiếng la hét, tôi thấy sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo...

Đang cập nhật dữ liệu !