Nữ bác sĩ tức nghẹn vì bị chỉ trích nuôi con hay ốm, bất ngờ 'thủ phạm' là đây

Theo BS Nguyễn Tiến Dũng, trẻ ốm là do hai yếu tố, thứ nhất cơ thể trẻ yếu, thứ hai yếu tố môi trường cực kỳ quan trọng.

Con thấp lùn tưởng giống ông ngoại, đi khám ra 'thủ phạm' khác

Con thấp lùn tưởng giống ông ngoại, đi khám ra 'thủ phạm' khác

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con thấp bé chủ yếu do di truyền, dù rất lo lắng nhưng đành chấp nhận vì nghĩ không thể cải thiện được.

Chiều 16/1, tại Toạ đàm về “Để nuôi con không phải cuộc chiến" cùng Nhã Phương và các chuyên gia hàng đầu, PGS Nguyễn Tiến Dũng nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ từ ngày xưa khi mới bước vào chuyên ngành nhi, ông đã được dạy nhi khoa là cái bếp đi trước, tủ thuốc đi sau. Từ câu nói này vô cùng khái quát vai trò nuôi dưỡng đối với trẻ nhỏ.

PGS Dũng chia sẻ, hàng ngày ông gặp cả chục những câu hỏi tại sao con em hay ốm, tại sao con em cũng nuôi như nhà hàng xóm mà con nhà em ốm liên miên. Đặc biệt, ông chia sẻ câu chuyện của một nữ bác sĩ đưa con đến khám trong tình trạng bé ốm, mũi khụt khịt. Bà mẹ nói chuyện với giọng rất bức xúc, tức nghẹn vì chị luôn bị nói: “mang tiếng mẹ là bác sĩ mà con dặt dẹo hay ốm đau”.

Bà mẹ trẻ này tức vô cùng khi mỗi lần bị chồng, gia đình nhà chồng lôi ra so sánh với bà hàng xóm chỉ bán hàng xén nhưng nuôi con khéo, còn chị dù là bác sĩ có kiến thức về sức khoẻ nhưng con vẫn ốm, yếu. Bà mẹ bất lực chỉ muốn bác sĩ tìm hiểu vì sao chị nuôi con lại hay ốm, yếu.

{keywords}
PGS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ vì sao trẻ hay ốm.

PGS Dũng cho biết khi tìm hiểu các nguyên nhân, môi trường sống xung quanh, gia đình, nhà cửa ánh sáng hay ẩm thấp, bác sĩ tìm ra thủ phạm khiến con của nữ bác sĩ này hay ốm đau đó là ông bố nghiện thuốc lá. Mỗi ngày ông bố hút cả bao thuốc rồi mùi thuốc lá ám từ trong nhà tới quần áo, đồ dùng. Đây là một trong những tác nhân khiến trẻ hay ốm nhưng ít được để ý.

Cùng với khói thuốc lá, PGS Dũng cũng cảnh báo sai lầm nữa mà rất nhiều bà mẹ mắc phải đó là nuôi con nhỏ, song trong gia đình luôn thắp hương. Có cháu bé 1,2 tuổi sống cùng ba mẹ và ngày nào cũng hít khói hương từ ban thần tài của gia đình. Nếu hít khói hương, trẻ không những nhiều bệnh viêm mũi họng đi cùng mà trong tương lai nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác.

Một đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường và trong quá trình nuôi dưỡng nếu môi trường không tốt thì trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Hiện nay, theo ông Dũng có cuộc chiến nuôi con đó là con của họ luôn bị so sánh với con của người khác hay có những bà mẹ đưa con tới bác sĩ tâm sự cảm thấy tủi thân vì mỗi lần đưa con về nhà ngoại con lại ốm trong khi ở nhà nội trẻ không ốm. Hỏi ra, lý do đơn giản chỉ là ở nhà bà ngoại nhà ống, chật hẹp, không có ánh sáng lại thêm ông ngoại hút thuốc. Đây là lý do khiến trẻ ốm và nhà ngoại cứ mang tiếng như vậy.

Trẻ em đau dạ dày, đâu là nguyên nhân khiến bệnh gia tăng?

Trẻ em đau dạ dày, đâu là nguyên nhân khiến bệnh gia tăng?

Nhiều bà mẹ vẫn cho rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em, có thể gặp ở trẻ mẫu giáo và tuổi hay gặp nhất là 10-14.

Chia sẻ tại buổi toạ đàm, diễn viên Nhã Phương cũng tâm sự có lúc chị đã bị trầm cảm vì con gái nuôi không chịu lớn rồi bị so sánh với con nhà người này, người kia. Diễn viên Nhã Phương cho biết cô sinh con gái trong 6 tháng đầu đời nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, con ăn tốt nhưng không tăng cân. Sau đó, Nhã Phương cũng khổ sở đi tìm các thực phẩm khác như sữa công thức để phù hợp với con nhưng con vẫn chỉ thích ti mẹ, bé khoẻ và không tăng cân nên nhiều người nhìn vào bé “quở” sao bé còi dí.

Trong cuộc chiến nuôi con, diễn viên Nhã Phương cho biết nếu không được sự chia sẻ của người thân và có thêm kiến thức từ công nghệ 4.0 chắc cô đã rơi vào trầm cảm. Việc tìm sữa cho con cũng không dễ vì bé ăn không tăng cân lại táo bón. Có vị sữa cô thích nhưng con lại không ăn. Nhã Phương còn nếm thử cả sữa của mình để tìm hiểu vì sao con thích sữa mẹ. Sau này, Nhã Phương cho con sử dụng sữa non nên bé tăng cân tốt hơn, có da thịt hơn. Nghĩ lại lúc nuôi con còi cọc bị so sánh với con nhà này, nhà kia, Nhã Phương vẫn thấy sợ.

Khi nuôi dưỡng trẻ, dinh dưỡng rất quan trọng và nó quyết định yếu tố “yếu hay khoẻ” của đứa trẻ. Vì vậy, PGS Dũng cho rằng ngoài môi trường, các bà mẹ nên quan tâm nhiều hơn tới dinh dưỡng cho con làm sao đủ vi chất, đủ dinh dưỡng để bé phát triển cân bằng hơn.

Khánh Chi 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !