NSND Thanh Tòng: Đầu xuân tâm tình cùng bạn trẻ

Với nhiều vai diễn để đời như: Hai Thành trong “Đời cô Lựu”, Tân trong “Tô Ánh Nguyệt”, cậu Tư Kiên trong vở “Con gái chị Hằng”… năm 2007, NSND Thanh Tòng được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

NSND Thanh Tòng: Đầu xuân tâm tình cùng bạn trẻ

Nhân dịp đầu xuân 2012, Báo điện tử Infonet đã có dịp trò chuyện cùng NSND Thanh Tòng ngay cạnh công trường xây dựng rạp hát Trần Hưng Đạo (136, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM) xoay quanh những chia sẻ về nghệ thuật cải lương.

Là một “cây đa, cây đề” trong nghệ thuật cải lương, ông nhận định như thế nào về các loại hình nghệ thuật này hiện nay?

Không riêng một bộ môn nào, từ tuồng cổ, hát bội, chèo cho đến cải lương… và một số bộ môn nữa đang dần thưa khán giả. Tại sao như vậy, là bởi vì khi hội nhập mình "mở cửa" rộng quá, tiếp nhận đa phong cách, đa dạng thể loại… cho nên chưa có tính định hướng cho khán giả. Ngay cả truyền hình ngày nay, có quá nhiều các kênh truyền hình giải trí mà ngày trước số lượng kênh truyền hình chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tôi nghĩ những người chuyên trách nên chú trọng, bởi nghệ thuật truyền thống đang bị “chệch đường ray”.

Nói đến đây ông đưa đôi mắt ẩn chứa nhiều ưu tư nhìn sang công trường rạp Trần Hưng Đạo: “Cải lương hiện tại là thế đó, đã có một quá khứ huy hoàng nhưng giờ thì đang xây dựng lại…!”.

Theo ông vì sao có sự cách biệt giữa nghệ thuật giải trí hiện đại và truyền thống?

Khi xem một chương trình ca nhạc, bạn có thể đến bất cứ lúc nào, không nghe được bài này thì nghe bài khác. Cải lương thì khác, bạn phải theo dõi từ đầu, mà theo tôi thì các bạn trẻ ngày nay không có sự kiên nhẫn để xem hết một chương trình. Riêng về nghệ sĩ cải lương, họ có thể ca được, diễn được, đóng kịch, đóng phim… nhưng các bạn khác là ca sĩ, diễn viên khi vào tới cải lương thì họ bị “đánh bật” ra, họ không làm được bởi họ không có sự khổ luyện như nghệ sĩ cải lương.

NSND Thanh Tòng: Đầu xuân tâm tình cùng bạn trẻ

NSND Thanh Tòng

Có thể nói đây là thời điểm sự nghiệp của ông về đích, ông sẽ nói gì với các bạn trẻ đã, đang và sẽ đeo đuổi nghệ thuật cải lương?

Thứ nhất, tôi hết sức trân trọng những bạn trẻ có tấm lòng hướng về nghệ thuật dân tộc, trong đó có bộ môn cải lương. Trong khi đó, các em vẫn biết rằng cải lương đang chật vật để tìm lối thoát, nhưng các em vẫn dũng cảm theo đuổi ước mơ của mình. Qua một số cuộc thi như Chuông vàng vọng cổ… một số thí sinh đã tuyên bố rằng mình sẽ theo con đường nghệ thuật truyền thống, tôi rất trân trọng điều này. Thứ hai, muốn sống chết là phải tận tâm, muốn thành công là phải tận tụy. Ngoài kỹ năng chuyên môn các bạn trẻ cần nên trau dồi văn hóa, đạo đức của mình như thế nào đó để “ngửa cổ nhìn đời” và khẳng định rằng “con đường tôi đi là đúng”.

Muốn phát triển nghề, các bạn trẻ cũng cần phải có có một điều kiện hoặc cơ hội nhất định, đề có cơ hội tốt, các bạn trẻ nên làm gì?

Tháng 2/1984, Sở VHTT TP.HCM thành lập đoàn hát lưu diễn ở các nước Châu Âu, mặc dầu cải lương xã hội không phải là sở trường nhưng tôi vẫn được chọn đi. Tôi được đạo diễn Huỳnh Nga cho vào vai Mẫn Đạt trong vở “Đời cô Lựu”. Do sự cố nghệ sĩ Thành Được bị bắt cóc, mọi người khuyên tôi đóng thế vai Hai Thành, và đây cũng là vai đóng thế hay nhất trong nghiệp diễn của mình. Nhưng nói thật, lúc ấy tôi tự ti và mặc cảm lắm vì bên cải lương xã hội, tôi có quá ít kinh nghiệm. Trở lại với các bạn trẻ, khi đứng trước cơ hội thì đừng nên tự ti, mặc cảm, mình phải biết vượt qua khó khăn thì mình mới trân trọng thành quả mình đạt được. Theo tôi, hát hay không bằng hay hát, cứ diễn đi, đừng bao giờ bỏ qua những cơ hội tốt, đó là một thử thách để đưa chúng ta lên đỉnh vinh quang.

NSND Thanh Tòng: Đầu xuân tâm tình cùng bạn trẻ

Nghệ sĩ Thanh Tòng và con gái Quế Trân

Qua sự thành công của Nghệ sĩ Quế Trân, ông có thể cho biết là ông đã định hướng như thế nào để Quế Trân có những thành công như ngày hôm nay?

Thương thì cho roi cho vọt mà. Ngày xưa, do mê hát quá nên tôi bỏ học từ rất sớm, tôi bị hụt hẩng về vấn đề văn hóa. Chính vì thế, tôi nói với Quế Trân rằng làm gì thì mình cũng cần phải có học vấn, đừng để người ta nói mình là “xướng ca vô loài”. Tôi không ép các con của mình, nhưng tôi lấy bản thân mình để làm minh chứng. Thật sự, Quế Trân hoàn thành ý nguyện.

Nếu gọi ông là “con ong thợ” trong sự nghiệp bảo tồn và gìn giữ nghệ thuật truyền thống thì ông suy nghĩ như thế nào?

Tôi có lợi thế là tiếp thu trực tiếp từ gia đình, nói đúng hơn tôi là con nhà tông mà (cười) thì mình đã tiếp thu được những tinh hoa từ các bật tiền bối. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là thầy, tôi nói với các bạn trong trường sân khấu điện ảnh rằng mình chỉ là người truyền đạt kinh nghiệm. Tôi chỉ là một trong những con ong thợ trong nhiều con ong thợ thôi.

Thưa ông, chúng ta đang bước sang năm mới Nhâm Thìn, ông chia sẻ với khán giả điều gì?

Trước công chúng tôi chỉ mong ước một điều, người dân Việt Nam nên yêu thích nghệ thuật dân tộc Việt Nam. Ví dụ như, mỗi ngày chúng ta tan sở, đi ăn cơm Tây, cơm Tàu… nhưng chúng ta đừng quên rằng Việt Nam vẫn còn đó thịt kho, dưa giá. Vì vậy chúng ta cần gìn giữ nét văn hóa dân tộc mà giờ đây thế hệ trẻ là những người kế thừa. Ta nên tự hào ta là người Việt Nam chứ, đúng không!?

Xin chúc ông một năm mới nhiều sức khỏe và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật cải lương!


Thy Mai

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !