Nord Stream 2 tạo tiền lệ xấu cho Mỹ

Ông Igor Yushkov, chuyên gia phân tích tài chính của Quỹ an ninh năng lượng quốc gia, Đại học tài chính trực thuộc Chính phủ Nga đã giải thích lý do Washington tiếp tục đề cập đến chủ đề Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price, hôm 24/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ quan ngại của Washington về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2.

“Ngoại trưởng tái khẳng định mối quan ngại của Mỹ về đường ống dẫn khí Nord Stream 2”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Chia sẻ với Sputnik, ông Yushkov giải thích tại sao Nord Stream 2 là vấn đề chính trong chương trình nghị sự song phương của Mỹ.

{keywords}
Washington ra sức phản đối dự án vì muốn xúc tiến cung cấp nguồn khí đốt tự nhiên hóa lỏng của họ sang châu Âu. (Ảnh: RIA)

Chuyên gia phân tích tài chính Nga nhận định: “Bởi vì một tiền lệ rất xấu đang được hình thành đối với Mỹ, các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt lên dự án, nhưng trên thực tế chúng không có tác dụng. Ý nghĩa của các biện pháp trừng phạt chính xác là để ngăn chặn dự án được hoàn thành. Vì vậy, Mỹ đã áp đặt một lệnh cấm cung cấp dịch vụ xây dựng và cấm cung cấp tài chính đối với dự án. Nhưng vào thời điểm các lệnh trừng phạt được đưa ra việc tài trợ đã thực sự hoàn thành và đối với việc xây dựng các biện pháp trừng phạt đã không có tác dụng”.

“Nord Stream 2 đã bị trì hoãn trong một năm, các công ty quốc tế cũng rời dự án. Nga đã mất một năm để chuẩn bị các tàu đặt ống và tiếp tục xây dựng. Mục tiêu của lệnh trừng phạt đã không đạt được. Mỹ lo ngại về điều này, bởi vì giờ đây các quốc gia khác đang chịu áp lực trừng phạt cũng có thể bỏ qua các lệnh trừng phạt của Mỹ, đồng thời, các nước nhận ra rằng đây không phải là phán quyết dành cho các dự án thương mại”, ông Yushkov nói thêm.

Ngoài ra, theo ông Yushkov, Mỹ buộc phải chấp nhận các biện pháp trừng phạt mới đối với dự án có sự góp mặt của Đức.

“Có vẻ Mỹ đang thăm dò điều gì đó, các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với Nord Stream 2 có thể ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - Đức. Vì Mỹ có thể đã đưa ra lệnh cấm cấp giấy phép thực hiện dự án. Nhưng sau đó hóa ra là Mỹ cũng không thể chống lại các lệnh trừng phạt này. Mỹ đang tìm kiếm những biện pháp trừng phạt nào có thể được đưa ra, nhưng phải tiếp tục xem điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ với người Đức, và cân nhắc xem có cần thiết không”, ông Yushkov kết luận.

Anh cũng “nhúng tay” vào Nord Stream 2?

Mới đây, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết, nước này sẽ thảo luận với các đồng minh về các biện pháp trừng phạt mới có thể xảy ra đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Đề xuất trừng phạt dự án Nord Stream 2 và tuyến ường ống Yamal - châu Âu đi qua Belarus đã được Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh Tom Tugendhat đưa ra tại một phiên điều trần của cơ quan lập pháp này.

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh nói với Ngoại trưởng Raab: “Cần chặn Nord Stream 2 và tuyến đường ống dẫn năng lượng Yamal (Yamal - châu Âu), đi qua Belarus và cung cấp tiền cho chế độ chuyên chế này”.

Chủ tịch công ty truyền thông Minchenko, ông Evgeny Minchenko đã bình luận về ý định của nhà chức trách London với Nord Stream 2. “Đây là một điển hình của các nhà chức trách Anh trong bất kỳ tình huống nào không thể hiểu nổi lại đổ lỗi cho Nga”, ông Minchenko nói.

Ông Minchenko bày tỏ nghi ngờ rằng sau cuộc tham vấn với các đối tác do Ngoại trưởng Anh công bố sẽ có một số bước đi thiết thực.

“Ngay cả khi Mỹ đã có ý định từ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2, tôi thực sự không hiểu tại sao người Anh lại làm điều này ngay bây giờ. Đây chỉ là phong cách ngoại giao của Anh trong bất kỳ tình huống nào, hãy chiến đấu chống lại Nga”, ông Minchenko giải thích.

Nord Stream 2 trị giá 11 tỉ USD, một nửa do Tập đoàn Gazprom của Nga tài trợ và nửa còn lại chia đều cho 5 công ty châu Âu (OMV, Wintershall Dea, Engie, Uniper và Shell), dự kiến tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên được vận chuyển từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức.

Dự án liên quan đến việc xây dựng hai tuyến đường ống dẫn khí đốt có tổng công suất 55 tỉ mét khối khí mỗi năm. Đường ống sẽ đi qua lãnh hải hoặc các vùng đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

Ba Lan ‘tuột mất’ hy vọng cuối cùng chặn Nord Stream 2

Ba Lan ‘tuột mất’ hy vọng cuối cùng chặn Nord Stream 2

Theo đại biểu Nghị viện châu Âu người Ba Lan Jacek Saryusz-Wolski, nước này đã bị xúc phạm bởi “sự phụ thuộc năng lượng gia tăng” của châu Âu vào Nga sau khi hoàn thành dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).

Thanh Bình (lược dịch)

Hành khách cố tình giấu ốc sên trong hành lý đi qua sân bay

Nhân viên hải quan tại một sân bay của Mỹ đã tịch thu 6 con ốc sên châu Phi khổng lồ được giấu trong vali của hành khách.

Chuyến thăm ‘chưa từng có’ của cựu lãnh đạo Đài Loan tới Trung Quốc đại lục

Văn phòng của ông Mã Anh Cửu xác nhận cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tới thăm Trung Quốc đại lục trong tháng này.

Câu chuyện về tiếp viên hàng không Canada vướng vòng lao lý vì 210kg ma túy

Nữ tiếp viên hàng không người Canada Christina Carello đã bị bắt giam ở Dominica vì liên quan tới nghi án vận chuyển 210kg ma túy, nhưng sau rất nhiều nỗ lực, cô đã được minh oan.

Cựu ‘phó tướng’ nói về nguy cơ ông Trump bị bắt và chuyện biểu tình

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lên án cuộc điều tra của Công tố viên quận Manhattan nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời nêu quan điểm về chuyện biểu tình nếu ông Trump bị bắt.

Biết sự thật sau 18 năm, cô gái vẫn khăng khăng gọi kẻ bắt cóc là ‘Mẹ’

Mất tích tại bệnh viện chỉ 8 tiếng sau khi chào đời, thiếu nữ biết sự thật sau 18 năm vẫn gọi kẻ bắt cóc là ‘Mẹ’.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump bị truy tố?

Chính trường Mỹ đang dậy sóng trước thông tin cựu Tổng thống Donald Trump có khả năng bị truy tố ở New York vì một cáo buộc vi phạm xảy ra cách đây gần 7 năm, trong lúc ông vận động tranh cử năm 2016.

Trung Quốc lên án các nhà lập pháp Anh thăm đảo Đài Loan

Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh lên án một nhóm các nhà lập pháp của xứ sở sương mù tới thăm đảo Đài Loan (Trung Quốc) bất chấp sự cực lực phản đối của Bắc Kinh.

Vụ cướp ngân hàng táo bạo nhất trong lịch sử

Tại Anh, trong thập niên 70, một băng cướp đã biến câu chuyện về thám tử Sherlock Holmes thành sự thật khi tạo ra vụ cướp ngân hàng táo bạo nhất lịch sử thế giới.

Bị khỉ lao vào tấn công, người phụ nữ phải khâu hơn 180 mũi

Con khỉ lao vào xé toạc tai, giật tóc của nạn nhân, và còn tát vào mặt một người đàn ông, trước khi nó bị bắn chết.

Lý do Bull Pháp là giống chó được yêu thích nhất ở Mỹ

Theo thống kê năm 2022 của American Kennel Club (AKC) – câu lạc bộ chó kiểng Mỹ, lần đầu tiên sau 31 năm, Labrador Retriever không còn là giống chó được ưa chuộng nhất ở Mỹ. Thay thế vị trí của nó là chó Bull Pháp dễ thương và nhỏ nhắn.

Đang cập nhật dữ liệu !