Khi nào TT Putin sẵn sàng thảo luận về Crimea với ông Zelensky?

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng thảo luận về Crimea với người đồng cấp Ukraine Vladimir Zelensky nếu nói đến sự hợp tác xuyên biên giới, nhưng không phải đến quyền sở hữu của bán đảo này.

Theo ông Peskov, vẫn còn nhiều việc phải làm để tổ chức cuộc gặp của các tổng thống Nga và Ukraine.

“Nga sẽ thảo luận về vấn đề Crimea. Nhưng là thảo luận về phát triển hợp tác xuyên biên giới, Nga có hợp tác xuyên biên giới giữa các khu vực với nước ngoài, Nếu về vấn đề này, thì tôi chắc chắn rằng ông Putin sẽ sẵn sàng. Nhưng nếu thảo luận về điều gì khác, như việc Crimea không phải là một khu vực của Liên bang Nga, thì sẽ không có bất kỳ cuộc thảo luận nào”, ông Peskov giải thích với nhà báo Pavel Zarubin của chương trình “Moscow. Kremlin. Putin” được phát sóng trên kênh truyền hình Russia 1.

Người phát ngôn Tổng thống Nga nhắc lại rằng, theo Hiến pháp, việc kêu gọi “chia rẽ” lãnh thổ Nga là một hành vi phạm tội.

{keywords}
Tháng 3/2014, Quốc hội Nga đã đồng ý sáp nhập bán đảo Crimea sau khi 96% người dân nơi đây ủng hộ trong một cuộc trưng cầu dân ý. (Ảnh: RIA)

“Do đó, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, tiếp tục trao đổi quan điểm và chúng ta sẽ xem điều gì sẽ đến”, ông Peskov nói thêm.

Trước đó, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky mời người đồng cấp Nga Vladimir Putin gặp mặt ở miền đông Ukraine, nơi căng thẳng âm ỉ bùng phát trong những tuần gần đây. Sau đó, ông Zelensky tuyên bố rằng địa điểm gặp gỡ tốt nhất sẽ là Vatican.

Cần đối thoại trực tiếp giữa Kiev và Donetsk

Izvestia dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết, một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết cuộc xung đột ở đông Ukraine là việc Kiev tiếp xúc trực tiếp với đại diện của các nước Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR), và các thỏa thuận Minsk không có giải pháp thay thế.

“Phía Nga nhận thấy lợi ích từ thực tế rằng, thỏa thuận Minsk với tính nhất quán của các điều khoản vẫn là cơ sở chính trị và pháp lý chưa được kiểm chứng cho một giải pháp hòa bình trong xung đột ở miền đông Ukraine”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói.

Trước đó, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đề cập đến kế hoạch của các cơ quan chức năng trong việc đệ trình một cuộc trưng cầu dân ý để giải quyết tình hình ở Donbass.

Ukraine được gì từ các cuộc tập trận với NATO?

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko nhận định, Ukraine lợi dụng các cuộc tập trận theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga để phá hoại các thỏa thuận Minsk, đồng thời tổ chức các cuộc tập trận chung với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trên lãnh thổ của mình một cách có lợi.

“Năm 2021 ​​sẽ có 7 cuộc tập trận chung với các nước NATO ở Ukraine, tức là các cuộc diễn tập diễn ra cứ sau một tháng rưỡi đến hai tháng. Trên thực tế, việc quân sự hóa Ukraine đang diễn ra, hoàn toàn không góp phần giải quyết xung đột ở Donbass”, ông Rudenko nói.

Ông Rudenko cũng lưu ý rằng Mỹ với sự hỗ trợ tích cực của các đồng minh NATO, đang là nhà tài trợ về vật chất cho Ukraine.

Ngoài ra, Thứ trưởng Ngoại giao Nga bỏ các giả thiết về sự can thiệp quân sự trực tiếp của Moscow vào cuộc xung đột Ukraine. Theo ông Rudenko, các cuộc tập trận theo kế hoạch của Lực lượng vũ trang Nga được tổ chức hàng năm và được tổ chức trên lãnh thổ Nga ở một khoảng cách nhất định so với Donbass. Đồng thời, ông Rudenko nhấn mạnh rằng các thỏa thuận Minsk vẫn là lựa chọn duy nhất để giải quyết hòa bình trong cuộc xung đột ở phía đông Ukraine.

Ukraine được đề nghị phân định biên giới

Chủ tịch Hội đồng các dân tộc Slav thuộc vùng Crimea, Roman Chegrinets đề nghị chính quyền Kiev bắt đầu thiết lập hợp tác xuyên biên giới với bán đảo Crimea về việc phân định biên giới quốc gia mới để khu vực này không bị coi là lãnh thổ của Ukraine trên bản đồ nước này.

“Bất kỳ cuộc trò chuyện nào về phía Ukraine ít nhất nên bắt đầu bằng việc phân định biên giới mới và đưa vào hình thức phù hợp với các căn cứ và bản đồ địa lý Ukraine, nơi Crimea hoàn toàn bị nhầm lẫn về lãnh thổ Ukraine”, ông Chegrinets chia sẻ với RIA.

Theo ông Chegrinets, phía Kiev nên nghĩ đến việc mở lãnh sự quán ở Crimea, để có chỗ làm việc cho du khách Ukraine.

Vì sao Liên Xô từng muốn thả bom hạt nhân xuống Nam Phi?

Vì sao Liên Xô từng muốn thả bom hạt nhân xuống Nam Phi?

Vào cuối những năm 1970, Moscow thực sự có ý định tấn công vào Nam Phi, cùng với Mỹ. Sở dĩ có điều này là do tình báo Liên Xô nhận được thông tin từ điệp viên Dieter Felix Gerhardt - một sĩ quan Hải quân Nam Phi.

Thanh Bình (lược dịch)

Chùm ảnh cuộc sống làng quê Triều Tiên nhìn từ bên kia biên giới

Các phóng viên của Reuters đã ghi lại được những hình ảnh về cuộc sống làng quê Triều Tiên ở gần biên giới với Hàn Quốc và Trung Quốc.

Những thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới

Gần 1/3 tỷ phú thế giới sống tập trung ở 16 thành phố, trong đó châu Á có 6 đại diện.

Cựu Thủ tướng New Zealand Ardern được phong Quý bà

Cựu Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã được phong Quý bà, một trong những danh hiệu cao quý nhất của đất nước.

Sát hại bạn gái hơn 14 tuổi sau khi cảnh sát triệu tập vì nghi bạo lực hẹn hò

HÀN QUỐC - Các công tố viên Seoul đang điều tra thêm, và truy tố đối tượng bị tình nghi giết bạn gái hơn 14 tuổi, sau khi bị cáo buộc bạo lực hẹn hò.

Cựu 'phó tướng' của ông Trump tranh cử tổng thống Mỹ

Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết, cựu Phó Tổng thống Mike Pence đã nộp hồ sơ tranh cử, bắt đầu tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.

Mỹ cảnh báo nguy cơ va chạm với Trung Quốc sau loạt sự cố trên biển

Nhà Trắng cho rằng các cuộc chạm mặt trên biển giữa lực lượng Mỹ và Trung Quốc có thể dẫn tới những sự cố gây thương vong.

Nga bác tin Tổng thống Putin đưa ra thông điệp khẩn

Điện Kremlin khẳng định một số đài phát thanh gần Ukraine đã bị tin tặc chiếm sóng, dẫn tới việc một bài phát biểu giả giọng Tổng thống Putin được phát đi vào ngày 5/6.

Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm năm thứ 7 liên tiếp

2022 là năm thứ 7 liên tiếp, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,25. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 2,06 - 2,07 được coi là cần thiết để duy trì dân số.

Gần 80 nữ sinh ở Afghanistan nghi bị đầu độc

Một quan chức giáo dục ở Afghanistan cho biết, gần 80 học sinh nữ đã phải nhập viện vì tình nghi bị đầu độc trong 2 vụ tấn công riêng rẽ nhằm vào các trường tiểu học ở miền bắc đất nước.

Video cầu 4 làn bắc qua sông Hằng bất ngờ sập

ẤN ĐỘ - Một cây cầu 4 làn bắc qua sông Hằng, đang được xây dựng ở Bhagalpur, bang Bihar bất ngờ đổ sập lần thứ hai trong năm, song không gây ra thương vong nào.

Đang cập nhật dữ liệu !