Nông sản Việt nhìn từ thương hiệu gạo ST25

Hồi tháng 4/2021, dư luận từng xôn xao câu chuyện thương hiệu “gạo ST25” bị một số doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký bảo hộ dẫn tới nguy cơ mất thương hiệu.

Tuy nhiên ở thị trường trong nước, thương hiệu gạo ST25 cũng đang được sử dụng khá tràn lan khiến người mua không biết mình đạo dùng gạo chuẩn hay hàng “pha ke” nữa…

{keywords}
Gạo ST24 (một “biến thể” của gạo ST25) được bày bán tại siêu thị tại Hà Nội. Ảnh: Nam Phương

Gạo ST25- giá nào cũng có

Chị Trần Hạnh (Gia Lâm, Hà Nội)) cho biết, do có thói quen ăn gạo dẻo nên ngay khi nghe nói gạo ST25 đi thi nhận danh hiệu gạo ngon nhất thế giới, chị cũng tìm mua ăn thử “ăn một lần cho biết”. Ban đầu muốn mua gạo ST25, chị Hạnh phải vào các siêu thị để mua, gạo thường được đóng 5kg/túi với giá lên tới 500.000/yến. Thôi thì tặc lưỡi, ăn thử đặc sản số 1 thế giới một lần xem nó khác tám thơm hay xi dẻo chị đang ăn ra sao mà có giá gấp đôi.

“Mua về ăn thấy rất ngon, đúng với danh hiệu gạo ngon số 1 thế giới thật. Nhưng thật bất ngờ chỉ vài tuần sau, ngoài các đại lý gạo ở chợ cũng thấy người bán trưng biển ST25. Gạo được đóng trong các bao tải dạng 1 yến/túi, nhưng giá bán chỉ bằng một nửa so với gạo trong siêu thị (đựng trong túi nhựa). Không chỉ có giá 250.000 đồng/yến, cũng gạo ST25 được người bán niêm yết các mức giá 350.000 đồng - 400.000 đồng/yến và cũng được quảng cáo là gạo chuẩn, chỉ khác nhau về tỉ lệ tấm. Tuy nhiên, khi ăn thì thực sự chất lượng khác hẳn khiến tôi khá băn khoăn về thương hiệu gạo ST25”, chị Hạnh chia sẻ.

Thực tế, câu chuyện băn khoăn của chị Hạnh không mới và cũng là nỗi niềm của rất nhiều người khi nghĩ về các thương hiệu gạo Việt Nam – đa dạng và khó quản lý được chất lượng. Theo anh Đỗ Việt Khoa (tên nhân vật đã thay đổi), chủ một đại lý gạo tại Hà Nội cho biết: Gạo ST25 đa phần bày bán trên thị trường Hà Nội đều là gạo “pha ke”. Anh hãy hình dung, gạo ST25 vốn là đặc sản của Sóc Trăng. Việc cung cấp đủ cho hệ thống siêu thị và xuất khẩu một phần đã chưa đủ, lấy đâu ra mà bán tràn lan ngoài thị trường như các đại lý gạo vẫn cứ quảng cáo.

“Cứ coi các địa phương khác cũng lấy giống ST25 về trồng rồi có gạo để bán. Vậy thử hỏi thương hiệu gạo ST25 liệu có đảm bảo hay không? Hay nó cũng chả khác gì câu chuyện nước mắm, hồ tiêu… cứ lấy các thương hiệu/ địa danh nổi tiếng là Phú Quốc, Phan Thiết để dán lên sản phẩm; nhưng thực ra đều là nước mắm của Thanh Hóa, Nam Định hay hồ tiêu của Gia Lai, Đắk Nông mà thôi”, anh Khoa cười cười khi bộc bạch về chính góc khuất trong nghề hàng xáo của mình.

Người Việt “lừa” người Việt?

Câu chuyện “người Việt dùng hàng Việt” vốn được báo chí nói đến nhiều ở khía cạnh tích cực, nhưng góc khuất phía sau của nhiều thương hiệu hàng Việt bị nhái nhãn mác, tên gọi thì lại khá phổ biến và ít người đề cập. Đơn cử câu chuyện hạt gạo, vốn là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng thói quen của một số người khi vào siêu thị thay vì chọn gạo Việt, họ lại chọn mua gạo Thái, gạo Ấn Độ và gần đây là gạo Campuchia.

Trong khi đó, với đa phần người dân việc mua gạo tại các chợ, đại lý lương thực thì việc mua phải gạo nhái cũng không còn là chuyện hiếm. Theo anh Khoa, về bản chất, các loại gạo dẻo như (xi dẻo, tám thơm, bắc hương…) thường được người bán trộn thêm các loại gạo khô khác với 2 mục đích: Giảm độ dẻo của gạo để người ăn không bị ngán; Tăng được lợi nhuận cho người bán hàng. “Việc trộn thêm gạo độn vào các thương hiệu gạo: Tám Điện Biên, Tám Hải Hậu, Bắc Hương… vốn không còn là bí mật và không còn đánh lừa được người mua sành ăn; nhưng việc làm giả cả các loại gạo nổi tiếng như ST25 cũng không còn là hiếm với nhiều đại lý bất lương khi đánh lừa sự cả tin của người tiêu dùng”, anh Khoa chia sẻ.

Thực tế, mùa nào thức nấy có rất nhiều loại nông sản bị thương lái đội lốt, lừa người tiêu dùng đã không còn là chuyện hiếm. Nếu trước đây nông sản Việt chưa có nhiều tiếng tăm thì thương lái thường lấy nông sản Trung Quốc để lừa người Việt là “đồ Tây”, trong đó các loại trái cây xứ hàn đới đội lốt là nhiều nhất ví dụ như táo, lê, kiwi… Nhưng vài năm gần đây, ngoài xu hướng đội lốt này, nông sản Trung Quốc vào Việt Nam lại đội lốt thương hiệu nông sản Việt cũng không hiếm. Ví dụ, lê Trung Quốc nhưng quảng cáo là lê Sapa, khoai Trung Quốc được rửa sạch rồi trộn với đất nói rằng khoai Đà Lạt… Có thể thấy rõ, việc bảo vệ thương hiệu nông sản Việt trong bối cảnh thương lái vẫn đang làm chủ cuộc chơi vốn sẽ là bài toán khó cho người nông dân.

Nhìn lại câu chuyện gạo ST25 nói riêng, các thương hiệu nông sản Việt nói chung liên tục bị thất thế ngay trên sân nhà, tên và thương hiệu sản phẩm bị cướp hoặc bị đội lốt như thời gian qua khiến nhiều người không khỏi ái ngại. Thiết nghĩ, trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Chương trình “người Việt dùng hàng Việt” nhưng thương hiệu và sản phẩm còn bị làm nhái thì người tiêu dùng biết tin tưởng vào đâu và việc một số người dù rất yêu quý gạo ST25 nhưng vào siêu thị lại chọn mua gạo Thái, gạo Nhật thì hẳn cũng khó có thể trách họ không yêu nước được. Đây không còn là câu chuyện bảo hộ thương hiệu, nó còn là danh dự quốc gia trong việc bảo vệ các thương hiệu nông sản Việt Nam trên sân chơi toàn cầu hóa hiện nay. 

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN): “ST25 là tên gọi chung của một loại giống cây trồng (lúa) và không thể được đăng ký dưới danh nghĩa một nhãn hiệu theo quy định tại mục 1202.12 của Quy chế thẩm định nhãn hiệu. Do đó, các doanh nghiệp phải đưa sản phẩm gạo ST25 ra thị trường dưới nhãn hiệu của riêng mình”. Như vậy dễ thấy, nếu người tiêu dùng mua gạo chỉ có tên gọi ST25 chung chung, rất có thể họ đang mua phải hàng giả.

Việt Hoàng

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !