Nói không với thuốc lá trong đám cưới
Ảnh minh họa |
Xã Quang Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có 1.640 hộ, 6.400 nhân khẩu, trong đó, có hàng trăm người dân tộc Sán Dìu, Cao Lan, Mường… Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo người dân thực hiện nghiêm túc nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ đặc biệt là hạn chế sử dụng thuốc lá trong đám cưới, đám ma.
Theo Vũ Văn Các, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Sơn cho biết: “Với đặc thù là xã miền núi, lại có nhiều dân tộc cùng chung sống nên có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa khác nhau. Để xây dựng nếp sống văn minh, chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đến nay, 12/12 thôn đã xây dựng được hương ước, quy ước, giữ gìn và phát huy truyền thống, tạo môi trường văn hóa lành mạnh”.
Trước đây, trong phong tục của người Sán Dìu, lễ cưới được diễn ra với nhiều hủ tục phức tạp. Để giảm bớt những hủ tục, các đoàn thể đã vận động các gia đình tổ chức lễ cưới văn minh và phù hợp với truyền thống. Cũng từ đó, hầu hết các lễ cưới được tổ chức lành mạnh, tiết kiệm; không còn tình trạng ăn uống linh đình, kéo dài, mời khách tràn lan hay mời khách thuốc lá; không mở loa đài quá giờ quy định.
Trong đám cưới, chương trình văn nghệ diễn ra với những bài hát ca ngợi truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu lứa đôi… làm tăng thêm tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm. Tuy các lễ cưới diễn ra tiết kiệm, ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo trang trọng, ý nghĩa và đúng với bản sắc dân tộc.
Để phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang có sức lan tỏa hơn, thời gian tới, xã Quang Sơn tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, đồng thời, gắn việc thực hiện vào hương ước,quy ước của các thôn, tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá.
Tại khoản 2, Điều 6 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá, như sau:
“2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước”.
Đối chiếu với quy định trên thì việc khu dân cư nơi bạn sinh sống đưa quy định cấm hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào Quy ước hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Ông Hoàng Văn Bàn – Hải Hậu, Nam Định, cho biết từ khi nghe thông tin hạn chế hút thuốc lá ở đám cưới, ông Bàn cho biết “Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương hạn chế hút thuốc lá trong đám cưới, đám tang mà Bộ Y tế đề nghị. Khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp đến người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đối với phụ nữ không hút thuốc lá thì ngửi mùi khói thuốc rất khó chịu. Cũng vì vậy mà tôi không ít lần cãi nhau với một đồng nghiệp vì người này cứ hút thuốc lá trong phòng làm việc chung.
Việc hạn chế hút thuốc lá tại đám cưới, đám tang là cần thiết, nhưng theo tôi, sẽ khó khả thi vì ngay cả những nơi có quy định cấm hút thuốc lá cũng chưa thấy ai hút thuốc mà bị xử phạt.
Vì vậy để quy định này có hiệu lực thì ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức người hút thuốc đúng nơi đúng chỗ, cần phải có lực lượng chức năng kiểm tra, kiên quyết xử phạt trường hợp hút thuốc không đúng nơi quy định.
Theo BS Phan Thị Hải - phó chánh văn phòng, Văn phòng phòng chống tác hại thuốc lá Bộ Y tế - cho rằng có những điểm ở đám cưới, đám tang, lễ hội giao thoa với các “địa điểm công cộng trong nhà” đã có quy định cấm hút thuốc lá, nhưng Luật phòng chống tác hại thuốc lá chỉ quy định hạn chế hoặc không hút thuốc lá ở đám cưới, đám tang chứ không cấm.