Nơi kết nối những số phận hòa nhập cộng đồng
Nằm ở xã Yên Bài - Ba Vì- Hà Nội, Trung tâm Giáo dục Lao động và xã hội số 1 là một trong những trung tâm cai nghiện lớn trên địa bàn Hà Nội thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chữa bệnh, dạy nghề và tái hòa nhập cộng động cho đối tượng là người nghiện ma túy; quản lý dạy nghề, tiếp nhận chăm sóc, hỗ trợ cho học viên cai nghiện ma túy, sớm hòa nhập với cộng đồng xã hội.
“Hàng ngày, chúng tôi vẫn quen với những hoạt động này thôi. Nghe tiếng chuông là biết đến hết giờ nghỉ, ngày tầm vài 3 tiếng, biết sẽ làm những nhiệm vụ gì. Tuy có đào tạo trong khuôn khổ, nghiêm khắc nhưng quản lý ở đây cởi mở, hiểu và tận tâm giúp đỡ chúng tôi cai nghiện. Mà suy cho cùng cũng là vì tương lai của mình, chúng tôi thật lòng cảm ơn đến sự quan tâm, chính sách xã hội của Nhà nước". Đấy là lời bộc bạch của một học viên đang trong quá trình lao động trị liệu tại Trung tâm Gíao dục Lao động xã hội 1.
Nhóm học viên đang vui vẻ tưới rau trong giờ làm việc. |
Thành lập từ năm 1999, đến nay Trung tâm Giáo dục Lao động và xã hội số 1 đã có khoảng 600 học viên tham gia cai nghiện. Mọi chế độ sinh hoạt học viên ở Trung tâm đều tuân thủ theo mọi quy định của Nhà nước. Thời gian cho học viên qua rèn luyện ở Trung tâm theo quy định là 2 năm tùy vào mức độ nặng nhẹ của các học viên khác nhau. Mỗi phòng 3m2 trên 1người. Các phòng được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng; được sự giám sát, kiểm tra thường xuyên của các cán bộ quản lí tại đây.
Chia sẻ về những khó khăn trong việc quản lý học viên tại Trung tâm, anh Phạm Văn Đào- quản lý Trung tâm cho biết: “Tới đây, học viên thuộc nhiều thế hệ lắm. Có thanh niên, có người trung tuổi, thậm chí còn có những bác 70 tuổi vẫn cần đến sự giúp đỡ đấy thôi. Đã rơi vào hoàn cảnh này thì hầu như là các số phận muốn quay lại bờ và hối hận cả. Các học viện ở đây đều trong quá trình trị liệu. phục hồi sức khỏe và tạo kĩ năng lao động cho họ là nhiệm vụ chính mà chúng tôi giúp họ. Khó khăn nhất chắc là việc tiếp quản các học viên khi họ mới cai nghiện thuốc; có người không chịu được, có lúc kêu gào, la hét.... Bởi vậy, chúng tôi rất đẩy mạnh công tác động viên, khích lệ tinh thần, luôn bên cạnh quan tâm để học viên sớm vượt qua. Cũng có 1 số trường hợp các học viên va chạm, dẫn đến mâu thuẫn, xích mích dẫn đến tình hình mất trật tự tại Trung tâm khiên việc quản lí trử nên áp lực và khó khắn hơn. Vì vậy, Trung tâm luôn có sự giám sát, kỉ luật và khen thưởng thường xuyên và rõ ràng”.
Hình ảnh 1 cụ ông, học viên 65 tuổi của Trung tâm đang trò chuyện thân mật với quản lý trong giờ làm việc. |
Cũng tại đây, chính sách hỗ trợ xã hội của Nhà nước đối với các bệnh nhân cai nghiện hết sức được quan tâm, ví dụ như: tiền ăn trong suốt thời gian chấp hành quyết định áp dụng quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm là 540.000đ người/năm, hỗ trợ học viên học nghề, trang cấp vật dụng sinh hoạt cá nhân 400.000đ/người/năm, trung tâm cũng thực hiện chính sách xét giảm 50% đối với những hộ cận nghèo chí phí tiền ăn và các chi phí quản lí.
Trung tâm có quy định mức đóng góp và hỗ trợ người cai nghiện bắt buộc. Với chi phí tự nguyện 6 tháng đầu bao gồm: tiền ăn, tiền thuốc, hoạt động văn hóa thể thao, các chi phí điện nước, vệ sinh, sát trùng, đồ vật dụng cá nhân như quần áo, chiếu, màn cá nhân tùy thuộc vào sự đóng góp của các gia đình học viên.
Trung tâm cũng tạo điêu kiện để cho gia đình có thể tới thăm các học viên thường xuyên (khoảng 4 tháng 1 lần), khoảng cách của mỗi lần thăm tối thiểu là 7 ngày, ứng với mỗi lần thăm không quá 60 phút. Khi đăng kí thăm gặp, gia đình các học viên phải xuất trình giấy tờ bao gồm sổ thăm gặp, ghi rõ tông tin và chờ cán bộ gọi tên học viên ra. Hàng tháng, đều có bảng thành tích, kỉ luật với từng học viên rõ ràng. Cuối tháng có tích điểm rèn luyện cũng như thành tích đóng góp đạt được. Học viên được học văn hóa, ai chưa biết chữ, đọc chữ được dạy học nhằm chống mù chữ. Các hoạt động giao lưu biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao hoặc tham gia các chuyên đề của của trung tâm được ban lãnh đạo phối hợp và tổ chức thường xuyên, nhằm mang lại môi trường lạc quan, tiếp thêm nghị lực và ý chí cho học viên ở đây.
Để cho việc quản lý cai nghiện nghiêm túc trong quá trình trị liệu, Trung tâm tạo thêm công việc cho học viên trong việc giáo dục với khung giờ lao động cụ thể, từng nhóm học viên đảm nhận những công việc khác nhau như: trồng rau, nuôi lợn, tưới phân, làm đồ thủ công, chở hàng…. ngoài trừ thời gian rèn luyện sức khỏe, thể dục thể thao.