Nợ xấu, hàng tồn kho đeo bám doanh nghiệp

Hàng tồn kho như một quả bom nổ chậm của các doanh nghiệp, gây khó khăn lớn cho nền kinh tế trong nước. Giải quyết đầu ra, hỗ trợ lãi suất ngân hàng, tiếp tục hoãn thuế là giải pháp được đề cập đến để tháo gỡ khó khăn này.

Nợ xấu kéo theo hàng tồn kho

Thảo luận tại hội trường ngày 30/10 về tình hình kinh tế xã hội 2012 và nhiệm vụ kế hoạch 2013, đại biểu Lê Như Tiến, đoàn Quảng Trị cho rằng nền kinh tế khó khăn hiện nay có nguồn gốc từ tham nhũng. Theo đại biểu Tiến, tham nhũng, lãng phí là hai anh em sinh đôi luôn cùng hội, cùng thuyền với nhau. Hàng chục tập đoàn, tổng công ty nhà nước đột quỵ, chết lâm sàng chỉ bắt nguồn từ tham nhũng, thất thoát. Kéo theo đó hàng chục vạn lao động mất việc làm.

Đại biểu Tiến phân tích, trong khi xây dựng phòng học chỉ mất 500 triệu đồng, nhà văn hóa mất 1 tỷ đồng, hay trạm xá xã cũng chỉ với 2 tỷ đồng. Nếu không để thất thoát hơn 100 nghìn tỷ đồng từ Vinashin thì sẽ có bao nhiêu công trình công cộng như vậy được mọc lên. Nếu không xảy ra thất thoát lớn như vậy, chắc chắn sẽ không phải đưa ra quyết định lùi tăng lương do không bố trí được nguồn. Bên cạnh đó hàng triệu tấn thép, xi măng đang nằm ế ẩm trong kho, gây khó khăn cho doanh nghiệp và chính người lao động.

Trước thực tế đó, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, đoàn Bình Dương cho biết phải tìm cách giảm áp lực hàng tồn kho với hàng nhập lậu. Trong khi thép trong nước tốt, hàng tồn kho nhiều nhưng lại nhập khẩu thép Trung Quốc. Không chỉ tồn kho về vật liệu xây dựng, hàng trăm nghìn căn hộ chung cư tồn kho cũng khiến khoảng 100 nghìn tỷ đồng phơi mưa phơi nắng.

Theo đại biểu Nguyễn Cao Sơn, đoàn Hòa Bình, hàng tồn kho khiến doanh nghiệp đọng vốn, lại phải chịu lãi suất vay. Vì thế trước mắt cần ưu tiên cho doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho dưới sự hỗ trợ của ngân hàng. Ngoài ra cũng cần tiếp tục giảm thuế VAT, cắt các loại phí không còn phù hợp, giảm dãn nộp tiền thuê đất cho doanh nghiệp.

Để tạo lối thoát cho thị trường, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, đoàn Bình Định cho biết xuất khẩu trong thời gian qua đã tăng 18,9%. Vì thế trong thời gian tới, một số ngành hàng chủ chốt như gạo, dệt may, cà phê… phải xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới.

"Nợ xấu dẫn tới tồn kho hàng hóa. Vì thế cần phân lập chủ thể các khoản vay nợ, phân loại nợ. Xử lý nợ xấu cần thực hiện khẩn trương quyết liệt trong những tháng còn lại của năm và cả sang năm 2013. Trên cơ sở đó thực hiện khoanh dãn nợ hợp lý để tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp" – đại biểu Dương Hoàng Hương, đoàn Phú Thọ kiến nghị.

Có đại biểu tính toán, số doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động có thể giải quyết việc làm cho 4 triệu lao động, ngân sách có thể thu về 100 nghìn tỷ đồng. Vì thế phải xem sự sống còn của doanh nghiệp là yếu tố sống còn của nền kinh tế.

Nợ xấu, hàng tồn kho đeo bám doanh nghiệp - ảnh 1
Áp lực hàng tồn kho gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp.

Đề nghị xây dựng đơn vị quản lý giá độc lập

Chia sẻ tại hội trường, nhiều đại biểu lên tiếng phản ánh những bất cập trong điều hành giá xăng dầu, giá vàng miếng gây bức xúc trong dư luận trong thời gian qua. Đại biểu Trần Văn Tấn, đoàn Tiền Giang tỏ ra khó hiểu với thực tế khi giá xăng tăng thì tăng nhiều, nhưng khi giảm lại rất ít. Hay việc quản lý còn nhiều bất cập khiến giá vàng trong nước chưa sát giá thế giới. Đại biểu Tấn kiến nghị Chính phủ cần tăng cường công tác quản lý, có quy chế điều hành công khai minh bạch về giá.

Phản ánh những bất cập về mặt hàng xăng dầu, đại biểu Lê Thị Nga, đoàn Thái Nguyên nêu thực trạng người tiêu dùng đang bất bình về giá, chất lượng yếu kém, thất thoát ngân sách nhà nước, doanh nghiệp đầu mối kêu lỗ. Thị trường xăng dầu hiện có 12 doanh nghiệp đầu mối, nhưng Petrolimex chiếm tới 60% thị phần. Trước thực trạng có dấu hiệu thống lĩnh thị trường, đại biểu Nga đề nghị phải có một cơ quan độc lập kiểm tra về vấn đề này.

"Doanh nghiệp thường xuyên đòi tăng giá, người dân giá nào cũng phải mua. Nếu doanh nghiệp bắt tay nhau thì họ sẽ lãi lớn, chẳng dại gì hạ giá cho dân. Giá thế giới giảm, giá trong nước không giảm theo. Đề nghị Quốc hội xây dựng đơn vị quản lý gía độc lập", đại biểu Nga đề nghị.

Ngoài ra, đại biểu Nga cũng cho rằng, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng là chưa hợp lý, cần sớm bãi bỏ. Hay quỹ bình ổn giá vẫn đặt tại doanh nghiệp, người tiêu dùng có quyền lợi gì từ số tiền của chính mình. Đại biểu Nga cũng kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính, Công thương về một số vấn đề như doanh nghiệp "quên" tái suất hàng chục triệu tấn xăng dầu, rút ruột xăng dầu, chất lượng yếu kém gây cháy động cơ...

Giải đáp về những thắc mắc của đại biểu xoay quanh vấn đề hàng tồn kho, quản lý điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết hàng tồn kho chủ yếu tập trung vào mặt hàng than, sắt, phân bón, xi măng. Nhưng trong thời gian qua tỷ lệ hàng tồn kho liên tục giảm. Cùng với 15% dự trữ sản xuất, than hiện nay đang tồn kho 19%. Bộ trưởng Hoàng khẳng định từ nay đến cuối năm sẽ phối hợp nhiều giải pháp, chủ động điều hành theo giá thị trường, giảm giá sẽ khiến mức tồn kho trở lại bình thường.

Đối với sản phẩm phân bón, nhu cầu thị trường sẽ tăng lên trong vụ đông xuân sắp tới. Đối với mặt hàng thép đã xuất hiện tình trạng cung vượt cầu, công trình xây dựng thắt chặt, đình trệ dẫn đến tồn kho. Bộ Công thương đã làm việc với Hiệp hội thép, đưa giải pháp điều chỉnh lại mức sản xuất cho phù hợp, đồng thời sẽ tăng thuế nhập khẩu trong thời gian tới. Riêng thép Trung Quốc nhập khẩu nhiều trong thời gian qua, Bộ trưởng Hoàng cho biết, theo quy định chúng ta không được hạn chế nhập khẩu nếu mặt hàng đạt chỉ tiêu. Hiện giờ không thể khẳng định thép Trung Quốc kém chất lượng so với thép trong nước.

Đối với mặt hàng xăng dầu, theo Bộ trưởng Hoàng, tạm nhập tái suất là hoạt động bình thường, các nước bạn yêu cầu cung cấp, ta phải nhập để xuất cho họ. Hoạt động này không chỉ Petrolimex mà nhiều đơn vị khác như ngành hàng không, hàng hải cũng tham gia. Đối với một số trường hợp lợi dụng buôn lậu bị hải quan phát hiện, Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm túc.

Người đứng đầu Bộ Công thương nhấn mạnh, nhà nước không hạn chế doanh nghiệp mở đầu mối kinh doanh xăng dầu. Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan về giá, trong thời gian tới Hội đồng cạnh tranh sẽ tách ra khỏi Cục quản lý cạnh tranh.

Nguyễn Dũng

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.