Những vụ thu mua nông sản “lạ đời” của thương lái Trung Quốc

Thời gian qua, thương lái Trung Quốc đã có nhiều vụ thu mua nông sản Việt rất “lạ đời”. Không ai biết họ mua những thứ đó để làm gì, chỉ biết sau khi họ bỏ đi, người nông dân đành “ngậm ngùi” ôm trái đắng.

Những bài học từ việc thu gom ốc bươu vàng, đỉa, lá mãng cầu, cam non, cau non, hoa thanh long … trong thời gian qua dường như vẫn chưa đủ để cảnh báo người nông dân.

Thu mua cau non, cam non

Cau non và cam non là loại hàng đặc biệt thương lái Trung Quốc thu gom gần đây nhất. Tình trạng thu mua cau non, cam non xảy ra tại các tỉnh miền Tây từ đầu tháng 5/2015 tới nay.

Cau non được thương lái tới thu mua cao non với giá cao ngất ngưởng để xuất sang Trung Quốc. Phần lớn những hộ gia đình trồng cau thường thu hoạch khi cau đã già, phục vụ cho công tác cưới hỏi. Còn với cau non rất ít dùng. Thế nhưng các thương lái lại thu mua cau càng non với giá càng cao.

Những vụ thu mua nông sản “lạ đời” của thương lái Trung Quốc - ảnh 1

Người dân thấy lợi trước mắt nên ồ ạt hái cam non bán cho thương lái ( Ảnh NNVN)

Trước đây, với mỗi buồng cau già, đẹp, nếu bán giá đắt nhất của chỉ được 5.000 đồng/kg. Thấy giá cao nhiều người dân đang có ý định phá vườn trái cây trồng cau, điều này thực sự nguy hiểm, bởi thực tế, nếu thương lái không đẩy giá lên thì cây cau không hề có giá trịnh kinh tế.

Tại các tỉnh như Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp,… cánh thương lái ồ tạ thu mua cam non còn tươi với giá 2.000 đồng/kg và khoảng 12.000 đồng/kg với cam xắt miếng phơi khô. Người dân thấy lợi trước mắt nên ồ ạt hái cam non bán cho thương lái mà không lường trước được hệ lụy về sau.

Thu mua nụ thanh long

Tại địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh Long An) và huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) xuất hiện nhiều thương lái đến thu mua hoa thanh long để cung ứng cho thị trường Trung Quốc.

Tại 2 địa phương này, nhiều doanh nghiệp đứng ra thu mua và xây nhà máy sơ chế hoa thanh long. Việc mua bán hoa thanh long với mục đích không rõ ràng nói trên đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, thận trọng từ nhà vườn cũng như chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Những vụ thu mua nông sản “lạ đời” của thương lái Trung Quốc - ảnh 2

Khi vào vụ cây ra hoa, mỗi cơ sở thu mua được cả chục tấn hoa một ngày.

Các chủ cơ sở thu mua cũng không biết họ mua hoa thanh long làm gì, chỉ biết đầu ra cuối cùng là bán cho thương lái Trung Quốc. Hoa thanh long mà cơ sở này chọn mua chưa nở (dạng nụ) với giá từ 2.500 đồng đến 3.000 đồng/kg, để bán lại thu lợi 1.000 đồng/kg. Khi vào vụ cây ra hoa, mỗi cơ sở thu mua được cả chục tấn hoa một ngày.

Thu mua lá mãng cầu, lá điều

Tất cả những mặt hàng kỳ quặc thương lái Trung Quốc thu mua đều không ai rõ để làm gì, có giá trị sử dụng ra sao. Việc thu mua lá điều khô cũng là một ví dụ. Thương lái thu mua lá điều khô với giá cao khiến nhiều người tận diệt lá điều.

Khoảng đầu năm, người dân Đồng Nai đổ xô đi thu gom và đem bán lá điều khô với giá khoảng 1.200 đồng/kg. Hoạt động thu gom tấp nập đến nối chỉ riêng tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai đã có tới 4 điểm thu mua lá điều khô, mỗi điểm thu mua khoảng 1 tấn lá/ngày.

Việc thu gom lá điều lan rộng ra cả các tính miền Đông Nam Bộ. Điều đáng chú ý, khi lực lượng chức năng mời thương lái lên làm việc thì ngay ngày hôm sau toàn bộ lá điều khô đã bị mang ra cánh đồng vắng đốt bỏ, thương lái rời khỏi địa bàn trong khi chính các cơ quan chức năng cũng chưa kịp hiểu mục đích vì sao lại thu gom và đốt bỏ ngay sau đó.

Những vụ thu mua nông sản “lạ đời” của thương lái Trung Quốc - ảnh 3

Nhiều bà con ở địa phương đã đổ xô hái lá mãng cầu trong vườn nhà mình đem bán, thậm chí nhiều hộ dân mới trồng mãng cầu xiêm chưa cho trái nay đốn luôn cả cây.

Tại Hậu Giang lá mãng cầu xiêm tươi được thu mua từ 5.000 đến 7.000 đồng/ kg sau đó tăng lên 10 đến 15.000 đồng/kg. Đối với lá mãng cầu phơi khô có giá từ 30.000 đến 45.000 đồng/kg. Trước đây ở ĐBSCL cũng từng xảy ra trường hợp thương lái lạ mặt đến tìm thu mua lá khoai mì (sắn); lá, thân cây bần ổi với giá cao ngất ngưởng sau một thời gian thu mua thì họ biến mất để bà con nông dân điêu đứng.

Thu mua đỉa, ốc bươu vàng

Kỳ lạ nhất có lẽ là vụ nhiều thương lái Trung Quốc ào ào sang Việt Nam thu mua đỉa thu mua đỉa . Giá thu mua lên tới 1-2 triệu đồng/kg đỉa khô khiến người dân đổ xô ra các cánh đồng để bắt đỉa. Việc thu mua đỉa ào ạt của Trung Quốc khiến người dân không chỉ đi bắt mà còn thi nhau nuôi đỉa.

Những vụ thu mua nông sản “lạ đời” của thương lái Trung Quốc - ảnh 4

Sau khi cánh thương lái ngưng thu mua, đỉa bị thả lại đồng ruộng khiến bà con nông dân khốn đốn.

Cơn sốt tìm bắt đỉa bán cho Trung Quốc lan tới cả Hà Nội. Hàng chục người đi bắt đỉa ở khu vực Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội). Cơn sốt thu mua đỉa có lẽ kéo dài nhất trong các loại của lạ thương lái Trung Quốc thu gom. Gần đây nhất, tại các cánh đồng của huyện Can Lộc, Đức Thọ, Hà Tĩnh vẫn xuất hiện nhóm người lạ đi tìm bắt đỉa một cách chuyên nghiệp. Những người này bán cho đầu mối thu gom với giá khoảng 500.000 đồng – 600.000 đồng/kg. Đầu mối này bán lại cho ai hoặc để làm gì thì không ai rõ, chỉ người nọ truyền tai người kia hình như đêm bán lại cho thương lái Trung Quốc.

Những hệ lụy về sau

Trên thực tế, không ít người hám lợi trước mắt đã tham gia vào chuỗi này rồi sau đó không ít tiểu thương điêu đứng vì bị thương lái Trung Quốc “bỏ bom” vì nhập hàng nhiều nhưng thương lái Trung Quốc không quay lại lấy. Có nhiều hộ nông dân, tiểu thương Việt Nam vay mượn tiền ngân hàng, người thân thu gom nông sản, thủy, hải sản với số lượng lớn không biết bán cho ai, lâm vào cảnh nợ nần khốn khó, thiệt hại nặng về kinh tế.

Mỗi một đợt thu mua nông sản lạ diến ra liên tiếp nhau trong một thời gian dài khiến bà con nông dân đổ xô chạy theo sự hấp dẫn của lợi nhuận mà ít ai quan tâm đến những hệ lụy. Hậu quả của những phi vụ mua bán kì quặc kia là lá điều chất thành núi; đỉa, ốc bươu vàng nhiều nơi tiểu thương đã thả lại đồng ruộng khiến bà con nông dân khốn đốn; lá mãng cầu, cam non bị cắt bỏ sớm, làm năng suất cây sụt giảm nghiêm trọng.

Theo chuyên gia nông nghiệp, GS Võ Tòng Xuân, ý đồ của Trung Quốc khi ồ ạt thu mua các loại nông sản của Việt Nam là muốn phá hoại kinh tế, và sự quản lý chưa chặt chẽ của chính quyền địa phương là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Theo Thanh Tân/Nhà báo và công luận

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.