Những việc nên và không nên làm khi giúp một người cai nghiện thuốc lá
Theo như tổng đài Tư vấn cai nghiện Thuốc lá BV Bạch Mai 1800 6606, trong hơn 2 năm hoạt động, Tổng đài đã tiếp nhận hơn 19.000 cuộc gọi xin tư vấn cai nghiện thuốc lá. Ước tính khoảng 1/3 số cuộc gọi đến cai nghiện thuốc thành công.
Ngoài việc tiếp nhận tư vấn cai thuốc lá qua tổng đài 1800 6606, bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân muốn cai thuốc chủ động đến bệnh viện, hỗ trợ hơn 200 bệnh nhân tại khoa Hô hấp và truyền thông tại bệnh viện cho hơn 4.000 người nhà bệnh nhân.
Trần Minh, một 9x ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã gọi tới tổng đài 1800 6606 để tìm sự giúp đỡ trong việc cai nghiện thuốc lá. Minh chia sẻ: “Quan trọng là quyết tâm khi cai thuốc thôi nhưng được nghe tư vấn, hiểu thêm về tác hại thuốc lá, được lên kế hoạch cai giúp tôi cai thuốc dễ hơn. Cảm ơn”.
Vì vậy, chúng ta cần ý thức và biết được những điều gì nên và không nên để giúp bạn bè, người thân mình cai thuốc.
Những gợi ý chung
1. Đề cao trách nhiệm của người bỏ thuốc. Đây là việc thay đổi lối sống của họ, thử thách của chính họ, không phải của bạn.
2. Hãy hỏi người đó xem họ có muốn bạn thường xuyên hỏi họ xem đã tiến triển đến mức nào rồi. Hỏi xem họ cảm thấy thế nào chứ không chỉ là hỏi xem họ vẫn không hút thuốc đấy chứ.
Cho họ biết rằng họ có thể nói chuyện với bạn bất cứ lúc nào cũng được khi muốn nghe lời động viên.
3. Giúp đỡ người bỏ thuốc có được những gì họ cần như kẹo cứng để ngậm trong miệng, ống hút để nhai và rau củ tươi được cắt sẵn và để trong tủ lạnh.
4. Dành thời gian làm gì đó với người bỏ thuốc để giúp tâm trí họ tránh xa việc hút thuốc - đi xem phim, đi dạo để vượt qua cơn thèm thuốc hoặc đạp xe cùng nhau.
5. Đặt mình vào vị trí của người hút thuốc - thói quen khó bỏ của họ có cảm giác như một người bạn cũ luôn ở bên mình trong những lúc khó khăn. Từ bỏ điều đó không dễ dàng gì.
6. Biến nhà của bạn thành không gian không khói thuốc, không ai được hút thuốc ở bất cứ đâu trong nhà.
7. Bỏ hết bật lửa và gạt tàn ra khỏi nhà. Bỏ hết tất cả những gì khiến cho họ nghĩ đến việc hút thuốc.
Giặt quần áo có mùi khói thuốc. Giặt thảm và ga trải giường. Sử dụng máy lọc không khí để khử mùi khói thuốc.
8. Giúp người bỏ thuốc làm một số việc nhà, chăm sóc con, nấu ăn - bất cứ việc gì giúp họ giảm căng thẳng khi bỏ thuốc.
Những gì bạn không nên làm khi giúp đỡ người cai nghiện
1. Đừng cho rằng họ sẽ bắt đầu trở lại cuộc sống hút thuốc như trước. Việc “trượt chân” (hút một hơi hoặc hút một hai điếu thuốc) là khá phổ biến khi một người nào đó đang cố gắng bỏ thuốc.
2. Nhắc người bỏ thuốc biết họ đã nhịn được thuốc trong bao lâu trước khi “trượt chân”.
Giúp người bỏ thuốc nhớ lại tất cả những lý do khiến họ muốn bỏ thuốc và quên đi bước trượt chân càng sớm càng tốt.
3. Tiếp tục hỗ trợ và động viên. Nhắc cho họ nhớ rằng họ vẫn là người bỏ thuốc chứ không phải là một người hút thuốc.
4. Đừng mắng nhiếc, trêu đùa, nài nỉ, chỉ trích hoặc làm cho người bỏ thuốc cảm thấy tội lỗi. Chắc chắn rằng người bỏ thuốc biết rằng bạn quan tâm đến họ cho dù họ có hút thuốc hay không.
5. Đừng bao giờ mời người đang bỏ thuốc hút thuốc lá hoặc bất cứ dạng thuốc lá nào, ngay cả khi đó chỉ là lời nói đùa!
Hút thuốc nói chung đều mang đến những hệ lụy nguy hiểm như nhau đối với sức khỏe.
Đặc biệt, ngay cả khi dừng hút thuốc, tác hại của thuốc lá đối với cơ thể vẫn còn tồn tại tới 10-15 năm.
“Khi bỏ thuốc, trong vòng tuần đầu tiên hoặc tháng đầu tiên, các dấu hiệu về tim mạch sẽ giảm nhanh nhưng dấu hiệu về ung thư vẫn còn. Nguyên nhân là hắc ín không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể. Khi khói thuốc được hít vào phổi, các chất nhựa lắng đọng và bám vào các khoang chứa khí của phổi".