Những thói quen 'bức tử' dạ dày, từ viêm loét thành ung thư

Viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Thủ phạm gây loét dạ dày

Theo PGS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, BV Trung ương Quân đội 108, ngày nay số người viêm loét dạ dày tá tràng có xu hướng ngày càng gia tăng và được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ, là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày.

Ngoài ra, việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ em cho đến những người già cũng có thể mắc.

PGS Nguyễn Anh Tuấn cho biết, viêm loét dạ dày ban đầu chỉ là ổ loét, viêm ở niêm mạc sau đó nó lan rộng ra thậm chí gây thủng dạ dày.

Cơ chế gây loét dạ dày tá tràng có hai nguyên nhân:

Thứ nhất, do sự mất cân bằng dịch tiết trong dạ dày, mất cân bằng giữa hệ thống phá hủy và bảo vệ. Dạ dày tiết ra 3 dịch chính aixt clohidric (HCl) do tế bào thành nằm ở ống tuyến thân vị tiết ra tạo ra môi trường axit trong dạ dày, tiết ra từ ống tuyến trong dạ dày, chất nhầy trong dạ dày.

Chất nhày bảo bọc niêm mạc dạ dày. Tình trạng loét dạ dày chỉ xảy ra khi hệ thống bảo vệ chất nhày không đủ và tổn thương niêm mạc do ăn uống, do hệ thống phá hủy chất nhày khiến axit gây tổn thương niêm mạc.

Nguyên nhân thứ hai, do vi khuẩn HP làm tổn thương niêm mạc.

Bệnh loét dạ dày tá tràng gây triệu chứng lâm sàng đau vùng thượng vị, đau âm ỉ kéo dài đặc biệt là lúc đói lượng thức ăn không có trong dạ dày khiến tình trạng đau nhiều hơn, người bệnh ậm ạch khó tiêu, có thể gây nôn, buồn nôn, nếu không điều trị ổ loét gây biến chứng.

{keywords}
Hình ảnh viêm loét dạ dày. 

Các biến chứng thường gặp đó là thủng dạ dày, chảy máu dạ dày tá tràng gây mức độ chảy máu khác nhau có thể nhẹ, vừa, nặng nếu không xử lý thì mất máu có thể tử vong. Biến chứng hẹp môn vị là vị trí nối dạ dày, tá tràng. Khi môn vị tắc hẹp bệnh nhân có thể bị nôn rất nhiều.

Người bệnh thấy các triệu chứng đau thượng vị, ậm ạch khó tiêu cần nghĩ tới viêm loét dạ dày tá tràng. Chẩn đoán bệnh chỉ cần qua nội soi. Nội soi bác sĩ nhìn thấy rõ tổn thương trong dạ dày và có thể bấm sinh thiết ngay khi nội soi tìm tế bào ác tính.

PGS Tuấn cho biết, khi nội soi bác sĩ cũng nhìn rõ ổ loét này có lành tính hay ác tính. Bác sĩ có thể bấm nhiều mảnh sinh thiết ở tổn thương loét đó để tìm tế bào ung thư. Chẩn đoán loét lành tính hay ung thư dạ dày thì đòi hỏi kỹ năng bấm sinh thiết, nội soi phải có trình độ nhất định để bấm sinh thiết đúng vị trí tổn thương.

Loét dạ dày có thành ung thư?

Tổn thương loét dạ dày nếu xác định có ung thư hay không vô cùng quan trọng. Nếu loét lành tính thì điều trị nội khoa. Còn trường hợp ung thư cần phẫu thuật. Nếu chẩn đoán nhầm ung thư với lành tính thì người bệnh có thể mất cơ hội điều trị. Vì nếu chẩn đoán nhầm loét lành tính điều trị nội khoa có thể khiến người bệnh mất đi triệu chứng, ung thư tiến triển.

Loét dạ dày có khả năng mắc ung thư hay không? PGS Tuấn cho biết loét dạ dày nếu không điều trị mà để tiến triển kéo dài thì có thể tiến triển thành ung thư dạ dày đặc biệt vùng bờ cong nhỏ, thân vị, tâm vị. Còn loét thành tá tràng thì khả năng ung thư hóa thấp hơn.

Để phòng bệnh, PGS Tuấn khuyến cáo tránh các chất kích thích: không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm. 

Thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động co bóp cho dạ dày; hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, vừa ăn vừa làm việc, hãy cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt. Ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tăng tiết, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Khánh Chi 

 

 

 

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Đang cập nhật dữ liệu !