Ca cộng đồng tiếp tục tăng, người các nơi về Hà Nội nhiều, làm gì để phòng dịch?

Hà Nội cần phủ hết vắc xin cho nhóm người nhập cư. Bởi miễn dịch cộng đồng là miễn dịch trên tất cả các đối tượng ở trên địa bàn chứ không căn cứ trên hộ khẩu.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Liên tiếp những ngày qua, Hà Nội ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng vọt, trong đó nhiều ca ghi nhận tại cộng đồng với nhiều ổ dịch phức tạp.

Cụ thể ngày 30/10, Thủ đô ghi nhận thêm 42 ca mắc, trong đó có 20 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Sau đó, ngày 31/10 số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng lên 49  trường hợp.

Đáng ngại, các ca bệnh không chỉ xuất hiện ở những ổ dịch cũ (Quốc Oai, Mê Linh, Đống Đa…) mà tiếp tục được phát hiện 2 chùm ca bệnh mới ở 2 quận Hoàng Mai và Nam Từ Liêm.

Trao đổi với phóng viên Infonet vào sáng nay (1/11) về việc xuất hiện nhiều ổ dịch mới, nhiều ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng của Hà Nội, ông Khổng Minh Tuấn, PGĐ CDC Hà Nội cho rằng “điều này không thể tránh khỏi”.

Lý do bởi chúng ta thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ cho phép nới lỏng các biện pháp phòng dịch, cho tự do mở cửa, người từ vùng dịch về địa phương không phải cách ly, tự theo dõi sức khoẻ… thì phải chấp nhận có các ca mắc mới.

“Trong các ổ dịch mới xuất hiện ở Hà Nội hiện nay thì hai ổ dịch Quốc Oai, Mê Linh là những ổ dịch lớn, phức tạp nhất. Với ổ dịch ở Quốc Oai hiện đã ghi nhận hơn trăm ca mắc Covid- 19, Mê Linh nguy cơ cũng khá. Do đó, việc tự giác của người dân vô cùng quan trọng. Nếu không tốt là sẽ dẫn tới lây lan”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS Trần Đắc Phu cũng nói với phóng viên “khi nới lỏng thì chấp nhận có F0”.

Dù chấp nhận quan điểm “không zero F0” nhưng theo ông Phu cho rằng vẫn cần phải phát hiện sớm các ca F0, truy vết vẫn cần phải tiếp tục vì hiện Hà Nội chưa tiêm đủ vắc xin và vẫn cần thiết phải khoanh vùng, dập dịch, song song đó việc xét nghiệm đánh giá nguy cơ cũng không thể bỏ qua…

“Những ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận nếu đã tiêm vắc xin rồi thì thường có triệu chứng nhẹ hơn thậm chí có những trường hợp không có triệu chứng”, ông Phu thông tin.

Tuy nhiên, còn nhóm đối tượng theo ông Phu “không nên bỏ sót tiêm chủng”. Đây là những người ngoại tỉnh, người nhập cư về Hà Nội những ngày gần đây.

“Hà Nội cần tiêm hết cho nhóm đối tượng này - những người từ nơi khác về. Tới đây càng nhiều người từ nơi khác về Hà Nội làm ăn trong khi ở địa phương họ chưa được tiêm vắc xin.

Với nhóm người này nếu chưa được tiêm thì nguy cơ mắc bệnh cao, sẽ có triệu chứng nặng hơn, phải nhập viện… nếu tỷ lệ đông quá thì gây ra quá tải hệ thống y tế. Tôi nghĩ Hà Nội cũng không bị như thế vì tiêm cũng tương đối nhiều rồi.  

Nhưng vấn đề là phải tiêm cho cả những đối tượng này. Bởi miễn dịch cộng đồng là miễn dịch trên tất cả các đối tượng ở trên địa bàn Hà Nội chứ không chỉ căn cứ trên hộ khẩu. Đặc biệt các ngành cần có phương án phòng dịch thích hợp và người dân thực hiện triệt để 5K.

Mặc dù Hà Nội trước đây cũng đã tiêm cho nhóm này nhưng bây giờ tiếp tục phát sinh thêm từ các tỉnh đến do đó cần chú trọng đối với họ”, ông Phu nhấn mạnh.

Theo chuyên gia, Hà Nội vẫn phải cảnh giác phải phát hiện sớm, xét nghiệm đánh giá nguy cơ, người dân phải thực hiện tốt 5K. Các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn phải có các phương án hoạt động phù hợp để đảm bảo phòng chống dịch chứ không phải nới lỏng, buông xuôi.

“Cũng không phải cấm đoán quá mức để ảnh hưởng đến KT – XH và an sinh của người dân không phải chỉ của Hà Nội mà của các địa phương khác. Vì Hà Nội là Thủ đô, nếu Hà Nội tê liệt thì các tỉnh khác cũng bị tê liệt luôn. Quan trọng phải có phương án phòng bệnh của các ngành”, ông Phu cho biết.

Theo đó, ông Phu cho rằng công tác xét nghiệm cần tập trung vào các nhóm sốt ho, khó thở, nhóm đối tượng nghi ngờ, nhóm người đi từ vùng dịch về. Ngoài ra cần xét nghiệm định kỳ đối với những đối tượng nguy cơ cao: shipper, nhân viện bệnh viện, các lái xe vận tải, những người đi lại nhiều, các địa bàn có nguy cơ như chợ búa, siêu thị, bến tàu, bến xe.

N. Huyền

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Đang cập nhật dữ liệu !