Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà

Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc Covid-19 tại nhà đó là cho trẻ uống thuốc theo ''tư vấn'' trên mạng, hạ sốt không đúng cách, đo sai chỉ số SpO2… 

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chia sẻ, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 ngày càng gia tăng do trẻ đi học trở lại và do sự mở cửa về kinh tế, xã hội cùng sự xuất hiện của các chủng mới Covid-19. Bệnh ở trẻ em nhìn chung nhẹ hơn người lớn nhưng cũng không nên chủ quan.

Bộ Y tế đã đưa ra các triệu chứng cần cho trẻ mắc Covid-19 nhập viện là trẻ thở nhanh, kém ăn, bỏ bú, thậm chí là trẻ ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 dưới 96%. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, thông thường trẻ chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỷ lệ rất nhỏ vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số SpO2 giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà.

Trẻ chuyển nặng và nguy kịch khi SpO2 tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy… Trường hợp này, trẻ bắt buộc phải nhập viện. Về các nguy cơ trẻ mắc Covid-19 tăng nặng (bé mắc bệnh lý nền), PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: “Đây là yếu tố gây nguy cơ bệnh nặng chứ không phải là yếu tố quyết định các cháu nhập viện hay không vì có rất nhiều trường hợp có bệnh nền nhưng không diễn biến nặng”.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà
Trẻ mắc Covid-19 điều trị tại bệnh viện

Chúng ta vẫn phải căn cứ vào triệu chứng lâm sàng mới quyết định trẻ nhập viện hay không. Ví dụ trẻ tiền sử đẻ non, trẻ đái tháo đường, trẻ bị tim bẩm sinh, hen phế quản, phổi mãn tính… nếu bệnh không ổn định phải cho vào viện vì ngoài điều trị Covid trẻ còn phải điều trị bệnh nền.

Nếu trẻ có bệnh nền nhưng tình trạng bệnh ổn định, chúng ta có thể để trẻ điều trị tại nhà. “Ví dụ cứ không nhất thiết trẻ bị hen phế quản mắc Covid đều đưa vào viện sẽ gây quá tải. Tôi gặp nhiều trường hợp phụ huynh yêu cầu đưa con vào viện bằng được nhưng sau 1 ngày, lại xin ra viện bằng được. Không chỉ thủ tục, giấy tờ… phức tạp mà còn làm hạn chế giường bệnh. Chúng ta nên dành cho người thực sự bệnh nặng”, PGS.TS Hiếu nói.

­Quá trình điều trị trẻ tại nhà, theo PGS.TS Hiếu, phụ huynh đừng quá căng thẳng, bắt trẻ đeo khẩu trang suốt ngày đêm. Trẻ trên 2 tuổi nên đeo khẩu trang nếu trẻ tiếp xúc người chưa nhiễm, đa phần không nên đeo khẩu trang. “Đêm ngủ đeo khẩu trang sẽ làm trẻ bị thiếu oxy, ảnh hưởng hô hấp. Cha mẹ cố gắng cho trẻ vui chơi nhẹ nhàng, không cấm trẻ vui chơi, tập thể dục. Đây là cách để theo dõi trẻ có bình thường không, chỉ hạn chế trẻ hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi”.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, quá trình chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, người chăm sóc nên thiết lập đường dây cố định với nhân viên y tế. Hiện nay, có nhiều đường dây nóng của hệ thống y tế, chúng ta nên chọn 1 đường dây để theo ngay từ đầu. “Chúng ta đừng hôm nay gọi đường dây nóng này, mai gọi đường dây khác, hôm nay nghe lời hàng xóm mách, hôm sau lại nghe một bác sĩ khác. Như vậy, các phụ huynh sẽ bị hoảng loạn, lúng túng và hệ thống y tế không theo dõi chặt chẽ được các trường hợp”, PGS.TS này nói.

Một điều khác PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu lưu ý là việc chọn thiết bị đo chỉ số SpO2. Thiết bị này có nhiều loại dành cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Đa phần các gia đình mua thường mua 1 loại và dùng chung cho cả nhà.

“Đây là nguyên nhân sai chỉ số SpO2 của trẻ. Tôi thường nhận những cuộc điện thoại ban đêm báo SpO2 của trẻ 78% hay 80% nhưng thực tế là đo sai”, PGS.TS Hiếu nói.

PGS.TS Hiếu hướng dẫn, mặt đo phải hướng lên trên. Nhiều trường hợp kết nối video call với bác sĩ mới biết mình đo ngược. Với trẻ em, có thể dùng máy của người lớn để đo nhưng chú ý chọn ngón chân to (ngón chân cái) ngón tay chỉ dùng 2 ngón tay nếu tay quá bé.

“Chúng ta đo nhiều lần, kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và đo SpO2 để đánh giá tình trạng của trẻ. Ví dụ cháu hồng hào, bình thường nhưng đo SpO2 chỉ 80%, 90% đừng vội lo lắng, hãy bình tĩnh đo lại”, ông Hiếu nói.

Bên cạnh đó, nhiều máy đo SpO2 trên thị trường không được kiểm chứng. Số liệu sai sẽ làm ảnh hưởng đến việc theo dõi sức khỏe bé. “Nếu chăm sóc, điều trị trẻ ở nhà, phụ huynh cố gắng chọn máy SpO2 tốt. Nếu là trẻ sơ sinh nên mua loại riêng dành cho trẻ sơ sinh để có kết quả chính xác”, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y nói.

Về thuốc hạ sốt, phụ huynh chỉ cho con uống khi sốt 38.5 độ trở lên, liều lượng phải theo cân nặng. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống. “Tôi đã gặp trường hợp bí quá, không có sẵn thuốc nên phụ huynh đã lấy thuốc người lớn, bẻ đôi và thả vào nước cho con uống khiến cháu có thể bị ngộ độc Paracetamol, gây suy gan cấp”, PGS.TS Hiếu cảnh báo.

Khi trẻ có các dấu hiệu thở nhanh, khó thở dữ dội, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi đầu chi, chi lạnh, nổi vân tím… bằng mọi cách, phụ huynh phải đưa trẻ vào bệnh viện. “Chúng ta đừng cố chọn bệnh viện nào nổi tiếng mà hãy đưa trẻ vào bệnh viện gần nhất, có khả năng điều trị Covid. Vì có nhiều trường hợp cháu bé chỉ đến viện chậm chút thôi đã bị suy hô hấp nặng, ảnh hưởng đến tính mạng”.

Một sai lầm nữa của phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà là đọc tin tức, nghe lời khuyên trên mạng, cho trẻ uống thuốc chống đông, chống viêm. “Đây là việc rất nguy hiểm. Các nghiên cứu đã chứng minh, trẻ nhỏ khả năng đề kháng với virus tốt hơn và các cơn bão cytokine ít hơn so với người lớn. Chúng ta chỉ dùng thuốc chống đông đường uống cho người lớn và được sự đồng ý, kê đơn của bác sĩ. Với trẻ em tuyệt đối không nên dùng”, bác sĩ này khuyến cáo.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, 2 thuốc được phụ huynh hỏi nhiều khác là thuốc giảm nồng độ virus trong cơ thể đường uống, đường truyền. “”Đây là thuốc chưa có khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 18 tuổi nên chúng tôi không khuyến cáo dùng, càng không khuyến cáo phụ huynh mua thuốc hàng xách tay của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản cho trẻ”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói thêm.

Ngọc Trang

F0 điều trị tại nhà: 5 bước cần thực hiện

F0 điều trị tại nhà: 5 bước cần thực hiện

Bất cứ ai cũng có nguy cơ trở thành F0 trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Nếu không may nhiễm bệnh, bạn có thể tham khảo 5 bước điều trị tại nhà dưới đây.

Những vật dụng không thể thiếu dành cho F0 điều trị tại nhà

Những vật dụng không thể thiếu dành cho F0 điều trị tại nhà

Cách ly, điều trị tại nhà F0 cần có nhiệt kế, máy đo SpO2, máy đo huyết áp, điện thoại hoặc máy tính để liên lạc với nhân viên y tế, thùng rác thải y tế và túi thuốc điều trị tại nhà.

Nhiều người là F1 đã vội vàng uống thuốc dành cho F0

Nhiều người là F1 đã vội vàng uống thuốc dành cho F0

Khi thấy người nhà bị Covid-19, nhiều người quá lo lắng đã đi tìm các đơn thuốc dành cho F0 để mua uống với hi vọng phòng còn hơn chống.

 

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !