Những người di cư từ Iraq kể về hành trình đến Belarus

Một trong những người di cư đến Belarus chia sẻ với RBC rằng, hành trình từ Iraq đến Minsk tiêu tốn của họ 4 nghìn USD.

Theo những người này, một công ty du lịch Belarus đã cấp visa cho họ để thực hiện chuyến đi.

Một người di cư khác nói với các phóng viên rằng, anh ta đã đến Belarus bất hợp pháp thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, anh ta đã trải qua 2 ngày không có thức ăn, nước uống và trốn bên trong một chiếc xe tải trước khi đến Minsk.

Người di cư bất hợp pháp nói thêm, anh ta có kế hoạch đến Đức thông qua Ba Lan, nơi anh có thể “thay đổi cuộc sống của mình”.

{keywords}
Khủng hoảng người di cư tại biên giới Ba Lan-Belarus ngày càng trầm trọng. (Ảnh: Sputnik)

Phóng viên của RBC cũng cho biết, địa điểm gặp gỡ của tất cả những người di cư là sân ga tại một trạm xăng gần trạm kiểm soát Bruzgi (biên giới Belarus-Ba Lan). Tại đây họ tụ tập và cùng nhau đi bộ đến trại ở biên giới Ba Lan, với hy vọng được vượt biên nước này.

Theo các nhà báo, giá cho một chiếc taxi trước khi tiếp nhiên liệu từ Grodno (miền tây Belarus) cho người tị nạn bắt đầu từ 50 USD và khi rời Minsk giá có thể tăng từ 100-150 USD.

Trước đó, những người di cư tại biên giới Belarus-Ba Lan đã nói với các nhà báo Nga về mong muốn rời Belarus của họ. Đặc biệt, một trong số họ nói rằng, việc ở lại Belarus là rất nguy hiểm. Đồng thời, người này nhấn mạnh rằng, ông không coi Ba Lan là nơi xin tị nạn.

Hôm 8/11, một nhóm người di cư bất hợp pháp từ Trung Đông đã tập trung tại biên giới Belarus-Ba Lan và cố gắng vượt qua các hàng rào biên giới. Theo chính phủ Ba Lan, số lượng người tị nạn lên tới 3-4 nghìn người.

Theo ghi nhận, người di cư mắc kẹt trong những khu rừng “đóng băng” khi cuộc khủng hoảng biên giới Ba Lan-Belarus ngày càng trầm trọng.

Phía Ba Lan cho rằng, đoàn người di cư được cho là do lực lượng an ninh Belarus chỉ đạo tổ chức theo tuyến đường này. Theo các nhà khoa học chính trị Ba Lan, chính quyền Belarus đang cố tình khiêu khích Liên minh châu Âu (EU) bằng cách tạo điều kiện cho việc di cư bất hợp pháp.

Đài Deutsche Welle của Đức dẫn các nguồn tin từ Belarus cho biết, nhiều di dân đã dựng lều ở biên giới sau khi tìm cách phá hàng rào ngăn giữa Belarus và Ba Lan hôm 8/11.

Trong nhiều tháng qua, theo các tổ chức từ thiện, hàng trăm người di cư - chủ yếu từ Trung Đông - đã mắc kẹt ở biên giới Belarus-Ba Lan, đối mặt với thời tiết băng giá mùa đông, thiếu lương thực và chăm sóc y tế, một số người đã chết.

Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp với thủ tướng chính phủ, các bộ trưởng và lãnh đạo các cơ quan đặc nhiệm.

Thư ký báo chí của điều phối viên các cơ quan đặc nhiệm Ba Lan Stanislav Zharin tuyên bố về “những nỗ lực lớn nhất thâm nhập lực lượng lớn vào đất nước”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đặt các lực lượng biên phòng trong tình trạng báo động. Theo ông, Ba Lan đã điều hơn 12.000 binh sĩ tới bảo vệ 416 km đường biên giữa nước này với Belarus.

Về phía Belarus, Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố, những cáo buộc từ Ba Lan về việc quân đội Belarus vi phạm biên giới và họ can dự vào cuộc khủng hoảng di cư là “không có cơ sở”, trong khi phía Ba Lan đang cố tình chính trị hóa tình hình, cáo buộc Warsaw vi phạm các thỏa thuận khi đưa hàng nghìn binh lính tới biên giới.

Một số hình ảnh dòng người di cư ở biên giới Ba Lan-Belarus:

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
(Ảnh: Sputnik)
Người Mỹ ‘phàn nàn’ vì giá thực phẩm tăng chóng mặt

Người Mỹ ‘phàn nàn’ vì giá thực phẩm tăng chóng mặt

Theo Insider, khoảng 60% người Mỹ tham gia cuộc khảo sát của Bank of America Research chú ý đến sự gia tăng giá thực phẩm vào năm 2021.

Thanh Bình (lược dịch)

Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu thăm Trung Quốc đại lục

Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ngày 27/3 tới thăm Trung Quốc đại lục. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) tới đại lục kể từ năm 1949.

"Bom dân số" thế giới không phát nổ như lo ngại

Một nghiên cứu mới cho thấy, "bom dân số" thế giới có thể không bao giờ nổ như lo ngại. Dân số có thể đạt đỉnh sớm hơn và thấp hơn so với dự báo trước đây.

Lebanon náo loạn vì đất nước đột ngột bị chia thành 2 múi giờ

Không chỉ hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, dân Lebanon đang phải đối mặt với một thách thức mới khi đất nước đột ngột bị chia thành 2 múi giờ khác nhau.

Giao thông Đức tê liệt vì đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ

Các sân bay, nhà ga xe buýt và tàu hỏa trên khắp nước Đức đã ngừng hoạt động sáng 27/3 vì một trong những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Hút thuốc trong giờ làm, công chức Nhật bị giảm lương, phạt tiền

Ba công chức làm việc cho chính quyền tỉnh Osaka, Nhật vừa phải chịu những biện pháp xử phạt nghiêm khắc khi bị phát hiện ra ngoài hút thuốc trong giờ làm việc nhiều hơn bình thường.

Câu chuyện buồn phía sau hành động trốn khỏi sở thú của chú ngựa vằn

Tin tức chú ngựa vằn 3 tuổi có tên Sero trốn thoát khỏi sở thú ở Seoul đang thu hút dư luận Hàn Quốc, bởi ẩn sau hành động bất thường là một câu chuyện buồn.

Giá vàng tăng, ‘cá mập’ nào gom vàng nhiều nhất 30 năm qua?

Thông tin về giao dịch vàng của những ‘cá mập’ trong vòng 30 năm qua.

Ông Trump khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 sẽ tổ chức cuộc vận động tranh cử đầu tiên trong năm 2023 tại thành phố Waco thuộc bang Texas.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin nói sẵn sàng về nước chịu án tù

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, đã sống lưu vong 16 năm ở nước ngoài mới đây cho biết, ông sẵn sàng về nước chịu án tù để được sống gần gia đình.

Ngắm túi thiên thạch ‘độc, lạ’ giá hơn một tỷ đồng

Một hãng phụ kiện xa xỉ Pháp vừa ra mắt mẫu túi “độc, lạ”, được chế tác thủ công từ thiên thạch rơi xuống Trái đất cách đây hàng nghìn năm và có giá ít nhất 40.000 Euro (hơn 1 tỷ đồng).

Đang cập nhật dữ liệu !