Châu Âu lo ngại người tị nạn là ‘mối đe dọa’

Việc dòng người di cư đến các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày càng gia tăng và không thể kiểm soát được là nguyên nhân khiến cho các chính trị gia châu Âu không thực sự cố gắng giải quyết vấn đề này.

Nhận định trên của Tiến sĩ Nader Talebi từ Viện Nghiên cứu Di cư và Hội nhập Thực nghiệm Berlin (BIM) chia sẻ với trang Lenta.ru.

Theo chuyên gia này, nhiều chính trị gia châu Âu coi người tị nạn là mối đe dọa tiềm tàng, thể hiện qua những tuyên bố gay gắt.

“Các quốc gia ở châu Âu có một lịch sử lâu đời và đáng buồn lại gắn liền với các quốc gia châu Phi và Trung Đông, khi còn là thuộc địa. Và Liên minh châu Âu vẫn chưa thoát khỏi tư duy thuộc địa, theo đó người di cư là mối đe dọa thực sự”, ông Talebi cho biết.

{keywords}
Đại dịch Covid-19 vừa lắng xuống thì châu Âu lại phải đối diện với một khó khăn mới là vấn nạn người di cư. (Ảnh: Reuters)

Ông Talebi cũng cáo buộc các chính trị gia EU đã chi rất lớn cho việc tăng cường an ninh biên giới. Theo ông, các biện pháp như vậy không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào do đó cư dân của các quốc gia Trung Đông và châu Phi buộc phải chạy sang châu Âu đặc biệt điều này không ngăn chặn được khủng hoảng kinh tế và xung đột.

Cụ thể, ông Talebi đang đề cập đến thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, được ký kết vào năm 2016. Thỏa thuận này quy định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận lại một người tị nạn trả về từ Hy Lạp để đổi lấy một người Syria từ các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ được EU tái định cư.

Đổi lại việc chấp nhận ký thỏa thuận này, công dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được phép đi lại các quốc gia EU mà không cần xin visa, nói chung là với tư cách như công dân EU.

Tuy nhiên, thỏa thuận đã vấp phải sự phủ quyết của đảo Síp, vốn ngăn cản việc kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào khối EU do vấn đề tranh chấp ở miền Bắc Síp. Do đó, EU phải tìm cách khác để bù đắp cho Ankara, đành chấp nhận chi viện trợ 6 tỉ euro để “nuôi” người tị nạn.

Mới đây, các quan chức cấp cao của ít nhất 12 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu kêu gọi khối chi tiền xây dựng hàng rào biên giới để ngăn dòng người di cư bất hợp pháp.

Theo đó, các Bộ trưởng Nội vụ 12 quốc gia thành viên EU đã kêu gọi khối chi ngân sách chung để xây dựng một “hàng rào vật lý” ở biên giới, mô tả đây là “biện pháp biên giới hiệu quả phục vụ lợi ích chung của EU chứ không chỉ các quốc gia mà người tị nạn đến đầu tiên”.

Danh sách 12 quốc gia này bao gồm Áo, Bulgaria, Cộng hòa Síp, Czech, Đan Mạch, Estonia, Hy Lạp, Hungary, Litva, Latvia, Ba Lan và Slovakia. Trong thư gửi Ủy ban châu Âu (EC), các nước này cho rằng cần có các điều khoản mạnh mẽ hơn để ngăn dòng người di cư trái phép khi EC cân nhắc thay đổi bộ luật biên giới Schengen.

Hiện nay EU đang tiếp tục đương đầu với làn sóng di cư trái phép từ các quốc gia bất ổn ngoài châu Âu như Iraq, Syria, Afghanistan, Lybia.

Thế giới vượt quá 5 triệu ca tử vong do Covid-19, tăng 8% trong một tuần

Thế giới vượt quá 5 triệu ca tử vong do Covid-19, tăng 8% trong một tuần

Theo báo cáo trên trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong do Covid-19 trên thế giới đã vượt quá 5 triệu người.

Thanh Bình (lược dịch)

Chuyện tình cổ tích của Thái tử Na Uy và cô bồi bàn đã có con riêng

Vợ chồng Thái tử Na Uy Haakon Magnus sắp kỷ niệm 22 năm ngày cưới, nhưng chuyện tình của họ vẫn được dư luận ngưỡng mộ và ngợi ca là cổ tích giữa đời thường.

Lở đất ở Trung Quốc, 19 người thiệt mạng

Tổng cộng, có 19 người đã thiệt mạng sau một trận lở đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc rạng sáng 4/6.

Sống ở Mỹ 42 năm, người đàn ông mới biết mình bị đánh cắp từ nhỏ

Sau 42 năm sống ở Mỹ, người đàn ông mới biết chuyện bản thân bị những kẻ bất lương đánh cắp khỏi mẹ ruột ở Chile để cho đi làm con nuôi.

Tài xế mang bầu cứu 37 học sinh trước khi xe buýt cháy thành than

MỸ - Một tài xế xe buýt trường học đang mang bầu 8 tháng ở bang Wisconsin đã được ca ngợi là người hùng vì cứu toàn bộ học sinh trước khi chiếc xe chìm trong biển lửa.

Giám đốc CIA có thể đã bí mật thăm Trung Quốc

Quan chức Mỹ tiết lộ Giám đốc CIA Bill Burns tháng trước bí mật thăm Trung Quốc.

Cuộc sống tại Ny-Ålesund, trạm nghiên cứu ở tận cùng thế giới

Ny-Ålesund là trạm nghiên cứu nằm gần Bắc Cực. Các nhà khoa học làm việc tại đây phải đối mặt với nhiệt độ -37,2 độ C và cả gấu Bắc Cực.

Nhà khoa học trẻ ra 10 tuổi sau 93 ngày sống dưới đáy biển

MỸ - Nhà nghiên cứu khoa học Joseph Dituri cho biết, việc ở dưới nước 93 ngày khiến ông trẻ ra 10 tuổi, tăng tuổi thọ 20%.

Ông Biden ký duyệt dự luật nâng trần nợ công, ngăn nước Mỹ vỡ nợ

Tổng thống Joe Biden đã ký duyệt dự luật đình chỉ trần nợ công ở mức 31.400 tỷ USD, ngăn chặn nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ.

Nga đặt ưu tiên đối phó áp lực từ phương Tây

Nga đang tập trung đối phó trước những nỗ lực nhằm châm ngòi một cuộc khủng hoảng kinh tế ở quốc gia này.

Nguyên nhân thảm họa đâm tàu ở Ấn Độ làm ít nhất 280 người chết

Số người thiệt mạng trong thảm họa đường sắt chết chóc nhất trong gần 20 năm ở Ấn Độ đã tăng lên, ít nhất 280 người chết và 900 người khác bị thương.

Đang cập nhật dữ liệu !