Những lý do tất yếu đẩy điểm chuẩn 2021 tăng 'phi mã'

Ngày 15 và 16/9, các trường đại học trên cả nước đồng loạt công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1, nhiều ngành học cao bất ngờ từ 29 đến trên 30 điểm.

Điểm chuẩn tăng cao bất ngờ

Theo thông tin điểm chuẩn ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội công bố ngày 16/9, mức điểm trúng tuyển vào trường nằm trong khoảng 18 đến 26 điểm.

Trong đó, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có điểm chuẩn tăng đến 10,95 điểm (năm 2020, ngành lấy 15,05 điểm), ngành Công nghệ thông tin tăng 10 điểm (điểm chuẩn năm 2020 là 16 điểm).

Ngoài ra, nhiều ngành khác cũng có mức tăng lớn là Tài chính - Ngân hàng (tăng 10,05 điểm, từ 15,2 lên 25,25), Thiết kế đồ họa (tăng 9,1 điểm, từ 15 lên 24,1), Kinh doanh quốc tế (tăng 9,9 điểm, từ 15,6 lên 25,5), Luật kinh tế (từ 15,5 lên 25, tăng 9,5 điểm), Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử (từ 15 lên 24,5, tăng 9,5 điểm), Kế toán (tăng 8,9 điểm, từ 16 lên 24,9), Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (từ 15,4 lên 24 - tăng 8,6 điểm).

Kiến trúc là ngành có điểm trúng tuyển thấp nhất của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (18 điểm) nhưng vẫn cao hơn năm ngoái.

Năm ngoái, chỉ 4/27 ngành tuyển sinh của trường lấy điểm trúng tuyển từ 20 trở lên (3 ngành thuộc nhóm Y Dược) nhưng năm nay, con số đó tăng lên 23/27 ngành.

{keywords}
 Ảnh minh họa

Tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, điểm chuẩn khối D01 của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tăng gần 8 điểm, từ 16,7 (năm 2020) lên 23,95 điểm (năm 2021).

Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội có 3 ngành điểm trúng tuyển cao nhất là IT1, IT2 và IT-E10 đều trên 28 điểm. Đặc biệt, 68% thí sinh đạt 29 điểm trở lên 3 môn tổ hợp A00 và A01 trên toàn quốc trúng tuyển ngành Khoa học máy tính Đại học Bách khoa Hà Nội. Với chỉ tiêu 300, điểm chuẩn IT1 là 28,43 điểm.

Tại Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, xét tuyển theo tổ hợp A00, A01, C00, D01, tăng đến 9 điểm, từ 16 điểm năm 2020 lên 25 điểm năm 2021. Ngành Marketing cũng có mức tăng tương đương, từ 17 lên 26 điểm. Tương tự, ngành Ngôn ngữ Anh tăng 9 điểm, từ 15 lên 24.

Năm thứ 2 liên tiếp giữ vị trí đầu bảng của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ngành Hàn Quốc học (khối C00) năm nay lấy điểm chuẩn 30.

Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) thông báo điểm trúng tuyển, thời gian xác nhận và nhập học đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2021.

Theo đó, mức điểm đầu vào cao nhất thuộc về ngành đào tạo trình độ ĐH sư phạm Ngữ văn chất lượng cao với 30,5 điểm (cộng cả điểm ưu tiên); tiếp theo là ngành ĐH sư phạm Lịch sử chất lượng cao với 29,75 điểm. Năm 2020, điểm chuẩn cao nhất cũng thuộc về ngành đào tạo ĐH sư phạm Ngữ văn chất lượng cao với 29,25 điểm, tiếp đến là ngành ĐH sư phạm Toán chất lượng cao 26,2 điểm, ngành ĐH sư phạm Vật lý chất lượng cao 24 điểm.

Nguyên nhân điểm chuẩn tăng vọt là gì?

Nói về nguyên nhân khiến điểm chuẩn năm nay tăng cao, PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng năm nay nguồn tuyển thí sinh điểm cao dồi dào hơn năm trước. Một số trường hot như ĐH Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Học viện Tài chính... đã tuyển nhiều sinh viên qua các phương thức xét tuyển khác nhau như chứng chỉ IELS, học sinh giỏi quốc gia nên số chỉ tiêu dành cho phương thức xét theo điểm thi THPT giảm nhiều, đây cũng là một trong các lý do đẩy điểm chuẩn lên cao.

Còn GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội lý giải, chỉ tiêu vào ngành học Hàn Quốc học (điểm chuẩn 30) vốn không cao trong khi đó nhà trường xét tuyển thẳng hơn một nửa số chỉ tiêu. Đó là lý do vì sao điểm chuẩn cho số thí sinh còn lại xét tuyển vào ngành này tăng mạnh.

TS. Hoàng Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức thì cho biết điểm chuẩn ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao của trường sở dĩ ở mức kỷ lục hơn 30 điểm là do chỉ có 15 chỉ tiêu. Trong khi đó, điểm thi năm nay khá cao, thí sinh của Thanh Hóa được cộng điểm khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên rất đông.

Nhiều chuyên gia đều có chung nhận định phổ điểm năm nay có xu hướng tăng nhiều hơn ở các tổ hợp xét tuyển thuộc khối C và khối D truyền thống. 

Lý do là bởi phổ điểm thi THPT năm 2021 tăng nhẹ ở các môn thuộc khối C và khối D nên đương nhiên điểm chuẩn đại học tăng.

Ngoài ra, các trường đại học ngày càng gia tăng các hình thức xét tuyển ngoài kết quả thi THPT, ví dụ như xét tuyển học bạ, xét tuyển thẳng thông qua các chứng chỉ quốc tế, các giải thưởng quốc tế và quốc gia, thi đánh giá năng lực… Việc này khiến chỉ tiêu các trường đại học dành cho xét tuyển từ kết quả THPT giảm xuống nên điểm chuẩn tăng lên.

Việc không thể đi du học của nhiều thí sinh do dịch bệnh cũng phần nào tác động tới điểm chuẩn. Bởi lẽ khi các em có ngoại ngữ tốt lựa chọn học trong nước, đăng ký vào các tổ hợp khối D với điểm số cao, từ đó đẩy điểm chuẩn lên cao.

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !