Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.
LỜI TÒA SOẠN
Trong Thông tư 04/2022, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử, hoàn thành trước tháng 7/2023. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ yêu cầu khi nào phải xóa sổ đơn thuốc viết tay, vì thế hiện không ít cơ sở y tế từ tuyến trung ương tới xã, phường, y tế tư nhân, vẫn còn tình trạng đơn thuốc được bác sĩ kê bằng tay, thay vì in đơn điện tử. Đáng nói nhiều đơn thuốc khiến bệnh nhân, dược sĩ, thậm chí bác sĩ bị làm khó, "bó tay" vì… không dịch được chữ bác sĩ.
Cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu rà soát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời hành vi tiêu cực trong kê đơn, chỉ định kỹ thuật, dịch vụ y tế để lấy “hoa hồng”, gây phiền hà cho người bệnh nhằm trục lợi từ người bệnh và Quỹ BHYT.
Từ thực tế trải nghiệm đi khám chữa bệnh, nhiều độc giả gửi về VietNamNet nỗi bức xúc khi phải luận dịch chữ bác sĩ và những băn khoăn về việc vì sao vẫn còn tình trạng này trong khi nơi nơi đã ứng dụng chuyển đổi số.
VietNamNet đăng tải các ý kiến thể hiện góc nhìn cá nhân độc giả qua diễn đàn "Khổ sở đi dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc viết tay".
Sau bài viết của độc giả Hoàng Lê (Nghệ An) về hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc, VietNamNet nhận được nhiều ý kiến bình luận, chia sẻ về câu chuyện "chữ bác sĩ" này.
Nhiều độc giả cho rằng hiện đơn thuốc in máy đã phổ biến nhưng vẫn còn những đơn thuốc viết tay, đáng nói là viết chữ bác sĩ xấu đến mức như "vẽ giun ra giấy", khiến bệnh nhân, dược sĩ, thậm chí bác sĩ khác, không thể dịch nổi. Dù với bất kỳ lý do gì, đây là điều không chấp nhận được. Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng một số bác sĩ cố tình viết chữ không ai luận dịch được nhằm mục đích trục lợi, với ý đồ xấu.
Độc giả L.Đ.N chia sẻ ông đi khám mắt tại một bệnh viện thuộc Bộ Y tế ở Hà Nội nhưng không thể dịch nổi chữ viết của bác sĩ trong sổ y bạ về nội dung chẩn đoán bệnh. Nhờ mấy người khác dịch cũng không nổi... nên cuối cùng ông không biết mắt bị bệnh gì. "Đề nghị Bộ Y tế chấn chỉnh tình trạng này để đỡ khổ cho bệnh nhân", độc giả này gửi ý kiến.
Diễn đàn "Khổ sở đi dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc viết tay" của VietNamNet cũng nhận được nhiều hình ảnh chia sẻ đơn thuốc viết tay không thể luận dịch được.
Độc giả gọi những đơn thuốc viết tay này như "vẽ giun ra giấy". Ảnh: BĐCC
Đến những đơn thuốc không dịch nổi từ chẩn đoán bệnh đến các loại thuốc được kê. Ảnh: BĐCC
Ban Sức khoẻ - Báo VietNamNet mở diễn đàn "Khổ sở đi dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc viết tay". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ bansuckhoe@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.
Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.