Những điều cần biết về Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng

Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Các nước thành viên của GMS gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây) và Việt Nam.  Tiểu vùng Mê Công Mở rộng là một khu vực được gắn kết với nhau bởi dòng sông Mê Công, có diện tích 2,6 triệu km vuông và dân số là khoảng 340 triệu người. Hợp tác GMS được đánh giá là cơ chế hợp tác có hiệu quả hàng đầu trong các cơ chế hợp tác tại tiểu vùng Mê Công.

Bức ảnh Chợ nổi Sóc Trăng của tác giả Kiều Anh Dũng, Việt Nam, giành giải nhất trong cuộc thi ảnh do ADB tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng vào tháng 2/2018.

Mục tiêu dài hạn: Thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mê Công mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Nguyên tắc hợp tác và lựa chọn dự án tiểu vùng GMS:

(i) Hợp tác GMS cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống nhân dân trong Tiểu vùng. Khác với hợp tác trong các khuôn khổ đa phương như ASEAN hay APEC dựa trên các hiệp định, hợp tác GMS chủ yếu dựa trên các dự án cụ thể (projects-based) về kết nối giao thông và hành lang kinh tế.  Các chương trình và dự án cần phản ánh sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường;

(ii) Các dự án có thể thu hút một số quốc gia trong tiểu vùng Mê Công mở rộng và không nhất thiết phải bao gồm tất cả 6 nước. Các sáng kiến và các quyết định liên quan đến các dự án tiểu vùng được các nước liên quan thực hiện trên cơ sở tự nguyện;

(iii) Việc cải tạo hoặc khôi phục những cơ sở hạ tầng hiện có được ưu tiên cao hơn việc xây dựng các cơ sở mới;

(iv) Việc tài trợ cho các dự án từ nguồn Chính phủ và tư nhân đều được khuyến khích;

(v) Các nước thành viên GMS cần thường xuyên gặp gỡ trao đổi để duy trì động lực thúc đẩy tiến trình hợp tác phát triển;

(vi) Các dự án hợp tác sẽ không làm tổn hại lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, dù là lợi ích đã có hoặc sẽ có trong tương lai.

Chiến lược hợp tác Tiểu vùng Mê Công Mở rộng về cơ bản dựa trên ba trụ cột, hay còn gọi là Ba “C”, đó là (3C – Connectivity:  Kết nối hạ tầng, Competitiveness:  Tăng cường khả năng cạnh tranh, Community:  Kết nối cộng đồng (môi trường, y tế, giáo dục), cụ thể như sau:

• Kết nối hạ tầng:  nâng cao khả năng kết nối qua phát triển bền vững hạ tầng vật chất và chuyển đổi các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế xuyên quốc gia;

• cải thiện năng lực cạnh tranh qua hỗ trợ hiệu quả vận tải hành khách và hàng hóa xuyên biên giới, hội nhập thị trường, các quy trình sản xuất, các chuỗi giá trị; và

• nâng cao ý thức cộng đồng qua các chương trình và dự án nhằm giải quyết những quan ngại chung về xã hội và môi trường.

Khái quát về tình hình triển khai

Thời gian qua, hợp tác GMS được triển khai trên các lĩnh vực: giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch, đầu tư, thương mại và phát triển nhân lực. Trong đó, lĩnh vực giao thông vận tải được triển khai mạnh nhất, với sự hình thành của các hành lang kinh tế Bắc Nam, Đông - Tây, … và các nước đã ký Hiệp định tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-CBTA).

GMS đang triển khai Khung Chiến lược hợp tác mới 2012-2022 (thông qua tại HNCC GMS 4, Myanmar, 12/2011). Trên cơ sở Khung chiến lược hợp tác này, HNBT GMS 18 (Nam Ninh, 12/2012) đã thông qua Khung Đầu tư khu vực GMS (RIF). HNBT GMS 19 (Lào, 12/2013) về cơ bản thông qua danh mục 200 dự án của RIF, tuy nhiên các nước GMS đang tập trung lên danh sách các dự án ưu tiên cho thời gian tới. Do nhu cầu hỗ trợ lớn và cạnh tranh giữa các nước trong tiểu vùng ngày càng quyết liệt, phần lớn các dự án trong RIF chưa xác định nguồn tài trợ. Đây là thách thức lớn đối với GMS cũng như nhiều khuôn khổ hợp tác tiểu vùng khác trong thời gian tới.

Tuy được đánh giá là một trong những cơ chế thành công nhất ở tiểu vùng, nhưng hợp tác GMS cũng đối mặt với một số thách thức như: (i) Khó khăn trong thu hút nguồn lực cho các dự án hợp tác (RIF-II 2022 của GMS cần số vốn gần 64 tỷ đô la Mỹ, trong khi vốn của các nước GMS và ADB chỉ đáp ứng khoảng 50%); (ii) Chênh lệch trình độ phát triển trong GMS còn cao, không chỉ giữa các nước Mê Công, mà còn giữa các nước Mê Công với Trung Quốc.

Kết quả một số Hội nghị gần đây:

Cho đến nay, GMS đã tổ chức 22 Hội nghị Bộ trưởng và 5 Hội nghị Thượng đỉnh. Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần 6 sẽ tổ chức tại Việt Nam từ ngày 29-31/3/2018.

HNCC GMS lần 5 được tổ chức từ 19 – 20/12/2014 tại Bangkok, Thái Lan với chủ đề “Cam kết phát triển bền vững và bao trùm tại tiểu vùng Mê Công mở rộng”. Các Lãnh đạo GMS đã thảo luận về ba nội dung chính: (i) Tăng cường kết nối khu vực; (ii) Phát triển bền vững và bao trùm tiểu vùng Mê Công; (iii) Hợp tác giữa GMS với các sáng kiến tiểu vùng khác và thu hút nguồn lực cho các dự án GMS.

Hội nghị nhất trí tiếp tục ưu tiên phát triển các tuyến hành lang kinh tế trong khu vực thông qua thực hiện Chiến lược và Chương trình hành động về các hành lang kinh tế GMS, xây dựng Chương trình hoạt động tổng thể về tạo thuận lợi cho giao thông và thương mại. Kế hoạch thực hiện khung đầu tư chiến lược (RIF IP) cho giai đoạn 2014-2018 gồm 92 dự án ưu tiên với tổng số vốn khoảng 30 tỷ đô la Mỹ (90% vốn là dành cho các dự án giao thông). Về phát triển bền vững và bao trùm tiểu vùng Mê Công, Hội nghị đã ghi nhận những thách thức về môi trường và xã hội mà GMS đang phải đối mặt và nhất trí tiếp tục thực hiện Chương trình Môi trường trọng điểm (CEP), chú trọng các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và các thiên tai khác, thúc đẩy phát triển bền vững trong đó có bảo vệ và phát triển hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Hội nghị Bộ trưởng GMS 20 (9/2015) đã rà soát tình hình triển khai Kế hoạch thực hiện khung đầu tư chiến lược (RIF IP), thông qua Khung Chiến lược phát triển đô thị GMS 2015-2022, ghi nhận Khung hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới, Kế hoạch hành động và Chiến lược thúc đẩy du lịch GMS 2015-2020.

Hội nghị Bộ trưởng GMS 21 (11/2016) thông qua: (i) Kế hoạch thực hiện khung đầu tư chiến lược mới (new RIF IP) tới năm 2020, bao gồm 107 dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật, với tổng số vốn ước tính là 32,6 tỷ USD; (ii) Nghiên cứu về thay đổi cơ chế một số hoạt động của GMS; (iii) Điều chỉnh các hành lang kinh tế trong GMS; (iv) Tài liệu khái niệm về rà soát giữa kỳ Khung đầu tư GMS 2012-2022.

Hội nghị Bộ trưởng GMS 22 (9/2017) thông qua: (i) Khung Đầu tư Khu vực (RIF - II) 2022 bao gồm 222 dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuât, với tổng số vốn đạt gần 64 tỷ USD; (ii) Chiến lược ngành du lịch GMS giai đoạn 2016-2025. Ngoài ra, Hội nghị đã thảo luận về Kế hoạch hành động Hà Nội để hiện thực hóa Khung chiến lược hợp tác GMS từ nay đến năm 2022. Kế hoạch này dự kiến sẽ được thông qua tại HNCC GMS 6 tại Việt Nam. Ngoài ra, Hội nghị đã rà soát Khung chiến lược và Kế hoạch hành động về phát triển nguồn nhân lực GMS giai đoạn 2013-2017 bao gồm đề xuất thành lập Nhóm công tác về hợp tác y tế GMS.

Tuệ Minh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !