Những con số báo động về nguy cơ trẻ em mất an toàn trên không gian mạng

Những số liệu khảo sát cụ thể cho thấy hiện nay trẻ em Việt Nam đang dành rất nhiều thời gian cho Internet và đối diện những nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng.

Tại hội thảo “Thực tiễn và giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) tổ chức hôm nay (24/11) tại Hà Nội, các đại biểu, chuyên gia đã chỉ ra vô số nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ em trên không gian mạng.

Các chuyên gia tham gia hội thảo.

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH cho biết, tổng đài bảo vệ trẻ em 111 trực 24/7 là một cổng giao tiếp đặc biệt. Trung bình mỗi năm tổng đài nhận hơn 500.000 cuộc gọi đến, cao điểm nhất là trong đại dịch Covid-19 (2020 – 2021). Sang năm 2022 số cuộc gọi giảm nhưng dự báo xu hướng sẽ tăng lên. Tổng đài này không chỉ tiếp nhận cuộc gọi đến của trẻ em mà còn của cả các bậc cha mẹ để phối hợp xác minh để hỗ trợ, can thiệp khẩn cấp hoặc hỗ trợ thông tin, tư vấn.

"Tính đến tháng 11/2022 tổng đài đã tiếp nhận hơn 350.000 cuộc gọi tới, tiếp nhận trên các kênh chính là điện thoại di động, cố định và tài khoản Zalo 111. Chúng tôi cũng có phần mềm ứng dụng 111.

Thông qua các công cụ trên môi trường mạng đã tiếp nhận hơn 9.300 cuộc gọi, trong đó có hơn 400 cuộc gọi xếp loại có vấn đề xâm hại trên môi trường mạng, đặc biệt có 20 trường hợp cần can thiệp khẩn cấp.

Chiếm số lượng lớn trong các cuộc gọi là yêu cầu gỡ bỏ các thông tin xâm phạm về đời tư của trẻ lan truyền trên mạng với ý đồ khác nhau.

Hiện tổng đài 111 là thành viên của Mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với lực lượng nòng cốt là Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH), Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an)... và các doanh nghiệp, tổ chức khác. Thời gian qua chúng tôi đã có kế hoạch, quy trình phối hợp chặt chẽ, thông qua mạng lưới đã tiến hành xử lý gỡ bỏ các thông tin kịp thời", ông Nam nói.

Tuy nhiên, ông Nam cũng cho biết có một số khó khăn khi triển khai công tác tiếp nhận và xử lý thông tin qua tổng đài, đó là người gọi đến thì kỳ vọng có kết quả ngay nhưng để giải quyết nóng thì Cục Trẻ em không làm được; hoặc đôi khi phản ứng của các cơ quan, doanh nghiệp không theo kịp kỳ vọng của các cha mẹ, trẻ em khi gọi tới.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều khách mời.

“Khó khăn thứ 2 đó là khi chúng ta muốn xoá triệt để các thông tin độc hại thì vẫn tồn tại các đường link, thông tin biến tướng có thể xuất hiện ở nhiều nơi. Do đó, phải kết hợp nhiều bên, nhiều giải pháp khác nhau. Đó là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức hoạt động trên môi trường mạng. Vấn đề khẩn cấp và lâu dài là hai vấn đề mà chúng tôi chú trọng", ông Nam chia sẻ.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Tuân, Giám đốc Cục An toàn thông tin nêu rõ, không gian mạng, Internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em, đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập, giải trí, liên lạc với người thân và sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam là đất nước có tỷ lệ người dùng Internet khá lớn, đứng thứ 13 thế giới, chiếm khoảng 73,2% dân số. Việt Nam đang có khoảng 24,7 triệu là trẻ em, chiếm gần 25% dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet.

Theo báo cáo của Tổ chức UNICEF công bố vào ngày 03/08/2022 vừa qua, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi có sử dụng Internet và con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. "Điều này cho thấy mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là sau đại dịch Covid vừa qua. Có thể nói chưa bao giờ trẻ em dành nhiều thời gian cho Internet như hiện nay", ông Tuân nhận định.

Theo ông Tuân, việc sử dụng, tham gia các hoạt động trên Internet gia tăng sẽ khiến trẻ em phải đối mặt với nhiều cạm bẫy, rủi ro, phổ biến như: Tiếp cận với những nội dung độc hại (bạo lực, khiêu dâm,…) làm lệch lạch suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; Bị phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của trẻ; Bị bắt nạt trực tuyến dưới nhiều hình thức khác nhau; Trẻ sử dụng quá mức và rơi vào tình trạng "nghiện" Internet; Trẻ đối diện với nguy cơ lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động phi pháp, thậm chí mại dâm, bị xâm hại tình dục,…

Ngoài ra, ông Tuân còn dẫn một số báo cáo cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc trẻ em mất an toàn trên mạng. Ví dụ như báo cáo của tổ chức quốc tế (NCMEC) năm 2021 cho thấy Việt Nam cũng là một trong những nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) có nhiều báo cáo nhất về hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Còn theo báo cáo của tổ chức Internet Watch Foundation, năm 2021 ghi nhận nhiều sự cố xâm hại trẻ em trên môi trường mạng nhất với khoảng 252.000 URL/hình ảnh chứa thông tin xâm hại trẻ em trên môi trường mạng (so với 153.000 năm trước đó). Các hình ảnh xâm hại về trẻ em độ tuổi từ 7-10 được báo cáo về cũng tăng gấp 3 lần.

Kết quả khảo sát của Unicef cũng cho thấy 1/3 trẻ em tham gia không gian mạng đã là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến. Trẻ em có nguy cơ trở thành mục tiêu săn tìm của những kẻ tội phạm trên không gian mạng.

Hoàng Thanh

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !