Những con số ấn tượng về mối quan hệ 50 năm giữa Việt Nam - Ấn Độ
Mối quan hệ 50 năm giữa Việt Nam - Ấn Độ được thể hiện ấn tượng qua những chuyến thăm, cùng con số đầu tư kinh tế song phương.
Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới Việt Nam từ ngày 19 - 21/4 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên giữa Ấn Độ và Việt Nam trong năm nay, khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm có ý nghĩa to lớn đối với Ấn Độ khi quốc gia này kỷ niệm 75 năm giành được độc lập.
Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ không chỉ nhằm mục đích tăng cường trao đổi giữa Nghị viện hai nước, mà còn thúc đẩy các mối quan hệ kinh doanh và tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ. Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla diễn ra chỉ 4 tháng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ tới Ấn Độ. Đây là dấu hiệu cho thấy Quốc hội hai nước rất coi trọng quan hệ song phương.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón Chủ tịch Hạ nghị viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla tại Hà Nội. |
Mở rộng đầu tư và thương mại
Theo Vietnam Briefing, quan hệ kinh tế và thương mại Việt Nam – Ấn Độ duy trì được đà tích cực. Theo đó, thương mại song phương đã đạt 13,2 tỉ USD vào năm 2021 bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19. Con số này đồng nghĩa với thương mại song phương Việt - Ấn đã tăng 37% vào năm 2021 so với năm 2020.
Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Birla bày tỏ hy vọng hai nước sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỉ USD càng sớm càng tốt. Nền kinh tế của hai nước đang phục hồi sau dịch bệnh Covid-19, và các nhà đầu tư hai bên cũng đang tích cực tìm kiếm cơ hội.
Trên thực tế, hai nước đang tìm kiếm các cơ hội xây dựng mối quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực liên quan tới an ninh, văn hóa, du lịch, giáo dục và đào tạo, chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu, hàng hải, khai thác dầu mỏ và khí đốt. Hai bên nhất trí tạo điều kiện tối đa cho thương mại song phương; thúc đẩy, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh vào thị trường của nhau.
Ấn Độ hiện xếp thứ 24 trong tổng sống 141 quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam với khoảng 1 tỉ USD vốn đầu tư cho 317 dự án tính tới tháng Ba năm nay.
Cũng trong tháng Ba, theo khảo sát của Ngân hàng Standard Chartered, các doanh nghiệp Ấn Độ lựa chọn Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore là điểm đến để đầu tư. Bởi đây là những thị trường mang lại nhiều tiềm năng phát triển nhất.
Thông tin này nằm trong báo cáo do Standard Chartered xuất bản mang tựa đề “Kinh doanh không biên giới: Hành lang thương mại Ấn Độ - ASEAN”. Báo cáo chú trọng tới các cơ hội có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng xuyên biên giới ở trong khu vực.
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các doanh nghiệp Ấn Độ tham gia khảo sát đều mong muốn tăng cường sản xuất tại ASEAN và hơn 90% trong số các doanh nghiệp này dự đoán doanh thu sẽ tăng trưởng trong vòng 12 tháng tới.
Về khía cạnh các thị trường mục tiêu trong ASEAN, 61% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đang tập vào việc mở rộng hoạt động tại Indonesia bởi đây là thị trường mang đến các tiềm năng tốt nhất cho phát triển, theo sau là Việt Nam (49%), Malaysia và Singapore (46%).
Bên cạnh đó, với việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng có thể giúp thu hút thêm dòng vốn đầu tư vào ASEAN, 63% các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có kế hoạch mở rộng đầu tư trong vòng 3-5 năm tới.
Nâng tầm quan hệ song phương
Việt Nam vẫn đang giữ vị trí quan trọng trong “Chính sách hướng Đông” của chính phủ Ấn Độ. Ngoài ra, Việt Nam và Ấn Độ nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt Chương trình hành động 2021 - 2023 triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và Tầm nhìn chung về hòa bình, thịnh vượng và người dân, được thông qua hồi tháng 12/2020.
Triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác 2016 giữa hai nước bao gồm đẩy mạnh các hoạt động trao đổi đoàn, giao lưu, tiếp xúc cấp cao và cấp Ủy ban, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị linh hoạt dưới nhiều hình thức, thiết thực và hiệu quả tương xứng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Trước mắt, các Ủy ban chuyên môn của hai cơ quan lập pháp nghiên cứu tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật.
Việt Nam và Ấn Độ đều là thành viên của khuôn khổ Hợp tác Mekong – Ganga tạo đà phát triển và tăng cường thêm các mối quan hệ thân thiết giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á.
Việt Nam ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) khi cơ chế này được mở rộng, gia nhập Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Tại LHQ, Ấn Độ và Việt Nam đều là thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào năm 20921 và đã phối hợp chặt chẽ trong nhiều vấn đề quốc tế.
Vào tháng 8/2021, khi Ấn Độ là Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, Thủ tướng Ấn Độ đã chủ trì Phiên Thảo luận mở đặc biệt về An ninh hàng hải và Thủ tướng Việt Nam là một trong những khách mời quan trọng.
Bên cạnh đó, sự hội tụ mạnh mẽ giữa Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPOI) và Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) tạo ra cơ hội mới cho hợp tác thiết thực giữa hai nước trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, kinh tế xanh, sinh thái biển, kết nối...
Đường bay thẳng giữa hai nước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Đoàn đại biểu Nghị viện Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla đã cùng chứng kiến khai trương loạt đường bay thẳng Việt Nam - Ấn Độ của hãng hàng không Vietjet gồm: Hà Nội – Mumbai, Tp.Hồ Chí Minh - Mumbai, Phú Quốc - New Delhi và Phú Quốc – Mumbai.
Việc mở đường bay thẳng giữa hai nước có ý nghĩa thiết thực, tạo xung lực đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh tế, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước, tiếp tục tăng cường, kết nối, quảng bá hình ảnh về con người, văn hóa, danh lam thắng cảnh, thúc đẩy giao thương, hợp tác đầu tư, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội giữa Việt Nam và Ấn Độ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19.
Trước đó, trong giai đoạn 2016 - 2019, khách du lịch Việt Nam đến Ấn Độ tăng trung bình 17%/năm, khách Ấn Độ đến Việt Nam tăng trung bình 25%/năm. Năm 2019, trao đổi khách giữa hai nước đã đạt gần 200 nghìn lượt. Thị trường khách Ấn Độ vươn lên Top 16 thị trường có khách quốc tế đến Việt Nam cao nhất năm 2019. Hai nước kỳ vọng đến năm 2022, khi có đường bay thẳng với khoảng 5 giờ bay, lượng trao đổi khách hai chiều sẽ lên tới con số 500 nghìn lượt.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp không khói, làm gián đoạn các hoạt động du lịch quốc tế từ tháng 3/2020, hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến từ bối cảnh chung toàn cầu.
Minh Thu
Du khách Việt Nam đứng đầu trong khối ASEAN tới Campuchia
Du khách Việt Nam hiện đứng đầu trong khối ASEAN tới thăm Campuchia trong quý I năm nay và theo sau là Thái Lan.
Hợp tác với Ấn Độ bảo quản các bản thảo Chăm
Trong di sản văn hóa Việt Nam, dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, vải thêu, hoa văn, gốm…
Việt Nam – Campuchia mở thêm đường bay tới nhiều điểm nóng du lịch
Việt Nam – Campuchia mở thêm đường bay tới nhiều điểm nóng du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng vọt trở lại sau dịch Covid-19.
Việt Nam – Campuchia tăng cường các mối quan hệ quốc phòng
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Campuchia nhấn mạnh hai nước cần thúc đẩy thêm mối quan hệ hợp tác song phương tốt đẹp đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Dấu ấn 30 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên báo Hàn
Báo Korea IT Times của Hàn Quốc đã có bài viết điểm lại những dấu ấn trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao Việt - Lào
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kêu gọi các doanh nghiệp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao hai nước Việt - Lào.
Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt - Lào
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhấn mạnh cần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Lào
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường thăm chính thức nước CHDCND Lào từ ngày 15 - 17/5.
Chuyến thăm tới Việt Nam của Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào: Những kết quả chính đạt được
Chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam của Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào đã kết thúc tốt đẹp với nhiều kết quả quan trọng đạt được.
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ không ngừng lớn mạnh trên mọi lĩnh vực
Mối quan hệ đối tác 50 năm giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng lớn mạnh khi ghi nhận sự phát triển trên mọi lĩnh vực hợp tác và đầu tư