Những chuyện đời ít biết của Thu Hà "Lá ngọc cành vàng"

Gương mặt tròn xinh đẹp, phúc hậu. Mái tóc dài buông xõa. Đôi mắt đen huyền thăm thẳm như biết nói. 20 năm trước, Thu Hà là một cô gái nhan sắc hơn người.

Giờ, dù không còn trẻ nhưng chị vẫn là niềm ngưỡng mộ của bao người. Chỉ có điều, ở chị không phải là một vẻ đẹp hiện đại mà nghiêng về vẻ truyền thống với sự nền nã, tinh tế và thuần khiết.

Dường như Thu Hà sinh ra là để dành cho nghệ thuật. 17 tuổi, người con gái miền đất Tuyên Quang ấy đã rời quê hương xuống Hà Nội thực hiện giấc mơ nghệ thuật cho mình. Khi đó, chị chỉ nhìn thấy ánh hào quang lung linh của ánh đèn sân khấu chứ chưa thực sự hiểu gì về nghề. Nét đẹp dịu dàng, trong trẻo của Thu Hà đã được các đạo diễn nổi tiếng chú ý. Thu Hà trúng tuyển kịch và múa năm đó. Nhưng cuối cùng, chị chọn kịch và trở thành người trẻ nhất của Đoàn kịch Quân khu 2.

Những chuyện đời ít biết của Thu Hà

Từ Đêm hội Long Trì đến Lá ngọc cành vàng

Một thời gian dài, Thu Hà vẫn cho rằng mình là người may mắn khi vừa tốt nghiệp được đầu quân về Nhà hát kịch Hà Nội. Nhưng điểm khởi đầu cho sự tỏa sáng của chị không phải ở sân khấu mà là điện ảnh. Năm 20 tuổi (Thu Hà sinh năm 1969), chị được đạo diễn Hải Ninh mời đảm nhận vai quận chúa Quỳnh Hoa có vẻ đẹp mong manh, dễ vỡ trong bộ phim lịch sử Đêm hội Long Trì (1989). Sau thành công đầu tiên, Thu Hà liên tục được các đạo diễn mời đảm nhận vai chính. Đó là nàng tiểu thư Nga mạnh mẽ, dám trả giá cho lòng khao khát yêu và dám yêu trong Lá ngọc cành vàng (đạo diễn Vũ Châu); là cô sinh viên mảnh mai, xinh đẹp tên Mai từ nông thôn ra thành phố tìm việc để kiếm tiền. Để rồi, giữa bầu không khí bụi bặm và xô bồ, Mai thật lạc loài, thật mong manh rơi vào cạm bẫy tình trong Canh bạc (Lưu Trọng Ninh)…

Chừng đó thôi cũng đã đủ làm nên một tên tuổi Thu Hà. Canh bạc ra đời cách đây đã hơn 20 năm nhưng chắc rằng, ai đã xem phim sẽ không thể nào quên được dư vị đậm đà, mà trong đó, hình tượng nhân vật Mai đã khắc sâu trong tâm trí. Mai gây ấn tượng không chỉ ở vẻ ngoài xinh đẹp, mà ở một bản lĩnh của một người con gái khi cô chấp nhận đi theo Chiến để làm ăn, vì cô đang rất cần tiền, cô muốn tự mình đổi đời để rửa cái nhục của thân phận nghèo hèn nhưng không phải theo kiểu “nhắm mắt đưa chân” mà bằng một thái độ quả quyết, đầy tự tin. Diễn xuất xuất sắc của Thu Hà đã góp phần đẩy những tình huống phim gai góc, bạo liệt mà cũng đầy sức sống và hơi thở của cuộc đời.

Những chuyện đời ít biết của Thu Hà

Thu Hà trong phim 'Canh bạc'

Gần 30 năm đóng phim và kịch, đã vào vai biết bao người đẹp, bao quận công, nữ chúa, vợ của các bậc anh hùng. Nhưng chị bảo, một trong những vai chị ấn tượng nhất vẫn là Út Vân trong bộ phim Hẹn gặp lại Sài Gòn. Ngày ấy, đạo diễn Long Vân đã tìm khắp các đoàn nghệ thuật, các trường Đại học trong toàn quốc, đã chọn ra 200 ứng viên. Cuối cùng, vai Út Vân thuộc về Thu Hà. Với chị, đó là một vinh dự lớn. Út Vân là người bạn gái thân thiết nhất thời thanh thiếu niên của Nguyễn Tất Thành. Giữa hai người đã có một mối tình trong trắng, thiêng liêng. Cuộc chia ly trên Bến Nhà Rồng năm ấy (năm 1911) đã trở thành một huyền thoại. Diễn xuất vai này thực sự là một thử thách lớn với Thu Hà, nhất là hồi ấy chị mới vào nghề. Chị đã cố gắng hết sức thể hiện một tình yêu mãnh liệt mà thuần khiết, một tình yêu kìm nén trong âm thầm, lặng lẽ và khi bộc lộ ra cũng là lúc Út Vân và Nguyễn Tất Thành phải xa nhau suốt đời.

Có lần, đến nhà đạo diễn Long Vân, ông kể: 'Những ngày làm phim, tôi phải thu xếp cho Thu Hà ở riêng một nơi. Tôi muốn Thu Hà có đủ yên tĩnh để lắng nghe tâm hồn mình'. Tính phức hợp trong tâm lý của Út Vân, sự chuyển động ngầm trong cảm xúc của nhân vật cần được nữ diễn viên này thể hiện sinh động nhất có thể. Ông cũng nói với Thu Hà phải nỗ lực diễn thành công kết phim, đó là cảnh Út Vân muốn Nguyễn Tất Thành nói một điều thầm kín trong tim. Còn Nguyễn Tất Thành thì trao cho cô chiếc lược của mẹ để lại và nói: “Chiếc lược này nói thay anh” trước khi quay đi và bước xuống con tàu. Yêu cầu khó khăn ấy, Thu Hà đã làm được. Nhiều người đã khóc khi bộ phim dừng lại. Tình cảm thiết tha, sâu thẳm ấy của Út Vân với Nguyễn Tất Thành đã ám ảnh người xem. Đó là một kỷ niệm đẹp trong đời diễn của Thu Hà.

Mỹ nhân đình đám của thời phim 'mỳ ăn liền"

Những năm 90 của thế kỷ trước là thời kỳ phim “mì ăn liền” lên ngôi. Có thể nói, đây cũng là thời kỳ hoàng kim của mỹ nhân Thu Hà, của các ngôi sao màn bạc Việt cùng thời với chị như: Việt Trinh, Lý Hùng, Lê Công Tuấn Anh, Diễm Hương… So với thế hệ diễn viên này, Thu Hà nổi trội hơn hẳn. Chúng ta đều biết, phim “mì ăn liền” các diễn viên bao giờ cũng diễn xuất bằng cách gây ấn tượng với người xem bởi ngoại hình xinh đẹp, tươi mát của mình, còn Thu Hà nổi lên nhờ vào cái tài của chị.

Những chuyện đời ít biết của Thu Hà

Chị không những có sắc đẹp, mà trong mỗi vai diễn, chị đều kết hợp cả ngoại hình của mình lẫn khả năng diễn xuất nội tâm, dùng ánh mắt để lột tả được chiều sâu tâm hồn trong mỗi nhân vật chị đảm nhận một cách xuất sắc. Đó chính là thế mạnh giúp chị có chỗ đứng trong tim khán giả. Chị như một bông hoa thơm ngát, tỏa hương thơm riêng biệt giữa một rừng mỹ nhân lúc bấy giờ. Thu Hà còn là nữ diễn viên có nhiều cơ hội đóng cặp với chàng tài tử đoản mệnh Lê Công Tuấn Anh trong rất nhiều bộ phim ăn khách: Anh chỉ có mình em, Sao phượng còn buồn, Hoa quỳnh nở muộn…     

Thu Hà có duyên với giải thưởng của cả sân khấu lẫn điện ảnh. Hai lần liên tiếp chị được đội vòng nguyệt quế khi bước lên nhận giải diễn viên xuất sắc nhất của LHP VN lần thứ 9 và 10 với vai Nga trong Lá ngọc cành vàng, Mai trong Canh bạc. Năm 2008, Thu Hà lại vinh dự nhận danh hiệu “Nữ diễn viên chính xuất sắc” cho bộ phim truyền hình dài tập Đường đời.

Chuyện đời xót xa

Xinh đẹp là thế, tài năng là vậy nhưng cuộc đời Thu Hà cũng lắm truân chuyên. Có những khoảng lặng không bình yên trong cuộc đời Thu Hà. Có những giai đoạn, trái tim và tâm hồn chị bị thương tổn. Chị nén nỗi đau của mình lại. Chị chọn cách lánh mình, ẩn vào đời bằng những niềm vui bình dị sau cuộc hôn nhân đầu tan vỡ. Cuộc chia tay ấy hẳn nhiên là buồn, khiến chị đau đớn và xót xa. Nhưng giờ đây, hạnh phúc đã mỉm cười với chị. Người chồng hiện tại của chị là một doanh nhân thành đạt. Dù muộn màng nhưng đó là hạnh phúc của chị.

Những chuyện đời ít biết của Thu Hà

Bây giờ, với Thu Hà không có gì quan trọng bằng mái ấm gia đình và tiếng cười của cậu con trai. Bởi, một người đã phải nếm trải quá nhiều mất mát như chị, hơn ai hết hiểu được cái giá của hạnh phúc và sự bình an trong tâm hồn quý giá đến nhường nào. Chị bảo: “Tôi đã trả giá, hy sinh quá nhiều để có một Thu Hà 20 năm về trước” nên Thu Hà của hôm nay biết dung hòa cuộc sống để cho tâm mình được bình an.

Ít ai biết, Thu Hà yêu thiên nhiên kỳ lạ. Chị bảo thỉnh thoảng vẫn thích đạp xe hoặc đi bộ quanh Hồ Gươm. Gần như những năm tháng tuổi thơ sống ở Tuyên Quang, gần gũi với núi non, những cảnh vật bình dị, thôn dã đã gieo vào Thu Hà một niềm yêu như là bẩm sinh với thiên nhiên vậy.

Cuộc sống hiện tại của Thu Hà rất giản dị. Một tuần, chị đến Nhà hát kịch Hà Nội vài buổi, có lịch thì diễn. Nếu không, chị ở nhà chăm sóc, đưa đón con đi học. Chị bảo: 'Giờ đây, mỗi khi thức giấc, tôi lại sợ cuộc sống tan biến đi mất. Rõ ràng ở tuổi này rồi, nhưng sao tôi vẫn lo lắng có điều gì đó không hay sẽ xảy ra với mình. Chắc tại từ nhỏ tôi hay lo lắng…'. 

Tôi vẫn thầm cầu mong người đàn bà đẹp, đa cảm ấy sẽ được bình yên với hạnh phúc của mình, mãi mãi.

Theo Thu Thủy/Vietnamnet.vn

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !