Những ‘chiến binh’ ở tâm dịch Covid-19

Dịch COVID-19 bùng phát, TP Chí Linh (Hải Dương) trở thành tâm dịch lớn nhất cả nước. Không kịp lo sợ, nhiều cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn toàn tỉnh lên đường nhập cuộc.

 

Ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh do biến chủng mới của SARS-CoV-2, chỉ cần đi qua cũng lây

Ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh do biến chủng mới của SARS-CoV-2, chỉ cần đi qua cũng lây

Theo thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, giải trình tự gen virus SARS-CoV-2 của các bệnh nhân ở Hải Dương và Quảng Ninh đều liên quan tới biến chủng virus mới ở Anh.

BS Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc BV Sản Nhi Quảng Ninh, kiêm giám đốc Bệnh viện số 2 Quảng Ninh chia sẻ ngày đầu mặc bảo hộ vô cùng khó chịu và mãi rồi cũng thành quen.

Tại Bệnh viện Số 2, các y bác sỹ nhận lệnh đón bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Cuộc chiến thầm lặng, dũng cảm của đội ngũ nhân viên y tế với hi vọng giành giật sự sống cho người bệnh bất đầu. Thực tế nghiệt ngã cho thấy, nhân viên y tế luôn là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao nhất trong đại dịch. 

BS Nguyễn Quốc Hùng gửi chia sẻ tới những đồng nghiệp của ông “Xuân đã gõ cửa, còn hơn 10 ngày là Tết, lịch trực Tết chống dịch đã thay đổi kế hoạch của nhiều gia đình. Các bạn hãy cố gắng "sống chậm" vì ngoài kia mọi người đều cảm thấy yên tâm nếu có anh chị em mình”. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo – BV số 2 cho biết dù khó khăn và vất vả nhưng tất cả những y bác sĩ ở đây đều rất quyết tâm vừa khám chữa bệnh cho bệnh nhân, vừa đảm bảo sức khỏe cho chính mình, tránh lây lan giữa người bệnh và nhân viên y tế. 

Bác sĩ Nguyễn Chí Viễn chia sẻ có những ngày phải làm việc suốt nhiều tiếng đồng hồ với trang phục bảo hộ, phải đi lại, nói thật to để bệnh nhân nghe thấy nên rất mệt mỏi. 

Có những ngày bác sĩ mất 20 tiếng liên tục thăm hỏi, ghi chép, tiếp nhận, thăm khám, phân loại bệnh nhân F1 theo từng yếu tố dịch tễ. Dù đã 3h sáng nhưng có bác sĩ vẫn phải cố đứng lắng nghe và thuyết phục 1 công dân không chịu vào phòng vì không được ở phòng riêng trong khu cách ly đáng lẽ chỉ dự phòng cách ly cho 150 công dân nay đã phải đón 250 bệnh nhân. 

{keywords}
Nhân viên y tế ở Quảng Ninh căng mình chống dịch

Dù nhân viên y tế đã giải thích, nhóm bệnh nhân cách ly vẫn hồn nhiên liên tục xin được chuyển đồ tiếp tế của họ nhưng họ không biết nhân viên y tế đang cố đón tiếp đón thêm 40 bệnh nhân vào khu cách ly với trăm thứ việc nhỏ: phát chăn, ga, vật tư cá nhân, nước uống, quần áo, đo thông số sống, kiểm tra thông tin,... với số lượng chỉ có lúc nhân viên y tế làm việc trong bộ đồ phi hành gia cùng 1 cái bụng đói. 

Anh Phạm Chí Công (SN 1987), công tác tại Bệnh viện Phổi Hải Dương chia sẻ: “Chúng tôi nhận được lệnh điều động của Sở Y tế tới TP. Chí Linh để phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 về điều trị. Lúc đầu chúng tôi sợ lắm, nhưng qua thực hiện nhiệm vụ từ các đợt dịch trước, nên chúng tôi cũng đã dần quen với công việc này”. 

Ít ai biết rằng, cả hai vợ chồng anh Công đều là thành viên trong tổ phản ứng nhanh của Sở Y tế Hải Dương. Với anh Công, đây không còn là nhiệm vụ, trách nhiệm được giao mà còn là sứ mệnh với những người khoác trên mình chiếc áo bluse trắng. Theo dõi cuộc trò chuyện của anh với gia đình, chúng tôi mới thấm thía sự đồng cảm, đồng hành từ những hậu phương của các anh. 

Lớp kính của tấm chắn giọt bắn đã mờ đi vẫn không che nổi ánh mắt rưng rưng của anh, cái xúc cảm từ tâm đặc biệt của những chiến sĩ vùng tâm dịch: “Hai vợ chồng nhận nhiệm vụ là xác định sẽ phải cách ly, sẽ phải đối đầu với nguy cơ nhiễm bệnh nhưng chúng tôi hiểu được đây không còn là trách nhiệm nữa mà còn là sứ mệnh thiêng liêng của nghề nghiệp. Nghĩ như thế, mọi sự vất vả đều qua đi”. Anh Công chỉ gọi về cho bố mẹ báo “Bố mẹ mạnh khoẻ nhé” rồi lại lao vào tâm dịch Hải Dương. 

Chị Mai Thị Tú Anh, sinh năm 1997, công tác tại Trung tâm  Y tế huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) mới vào làm việc tại trung tâm được vài tháng thì có dịch. Tú Anh đã lên đường chống dịch. Cô gọi điện về báo cho gia đình với lời hứa sẽ cố gắng an toàn trở về. 

Tú Anh trong bộ quần áo bảo hộ ướt sũng vì mô hôi nhưng nhận lệnh sẽ phải tham gia vận chuyển bệnh nhân mắc Covid-19 về thu dung tại bệnh viện trước đó là nhận lệnh di chuyển bệnh nhân âm tính ra các khu bệnh viện khác. Với cô gái trẻ: Thực chiến rồi anh em. 

Khánh Chi

F0 'ngắt kết nối', từ chối cung cấp thông tin bị xử lý như thế nào?

F0 'ngắt kết nối', từ chối cung cấp thông tin bị xử lý như thế nào?

"Chặn số điện thoại, từ chối cung cấp thông tin”, việc làm như vậy của các F0, F1 có thể dẫn tới dịch bệnh bùng phát trầm trọng hơn, là hành vi vi phạm pháp luật, tuỳ vào tính chất mức độ sẽ áp dụng các chế tài khác nhau.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !