Những bàn tay không quen: Bàn tay mà ta thương

Đôi bàn tay của một người thật nhỏ bé, nhưng khi hợp lại luôn có thể tạo nên sức mạnh to lớn. Những đôi bàn tay ân tình cưu mang, giúp nhau với tinh thần “lá lành đùm lá rách” ấy còn gửi thông điệp lớn lao hơn.

Cho đến khi bước qua những ngày phong tỏa, tôi vẫn chưa một lần biết mặt và nói lời cảm ơn những người đã giúp đỡ khu nhà mình. Có thể vào lúc nơi này vừa được an toàn thì họ đã đi hỗ trợ những nơi vừa phong tỏa/gặp khó khăn khác. Những đôi bàn tay miệt mài trong cuộc san sẻ tương trợ, không phân biệt người quen kẻ lạ, cũng không làm để được cảm ơn hay vinh danh. Những đôi bàn tay ấm áp đã bảo bọc thành phố suốt những ngày dịch bệnh.

Những đôi bàn tay cần mẫn vỡ đất, trồng rau tặng đồng bào đang gặp khó. Những đôi tay khỏe khoắn khuân vác, vận chuyển nông sản/lương thực và lái xe đường dài chở thực phẩm về nơi cách ly/phong tỏa.

Bếp ăn Thương Sài Gòn hỗ trợ 1.000 suất ăn mỗi ngày cho người dân tại khu cách ly, người lao động đang gặp khó khăn...
Bếp ăn Thương Sài Gòn hỗ trợ suất ăn cho người dân tại khu cách ly, người lao động đang gặp khó khăn...

Những đôi tay thoăn thoắt soạn rau củ gạo mắm bày trên các cửa hàng 0 đồng, những đôi tay ngày ngày đơm lửa nấu cơm cho bếp ăn từ thiện khắp thành phố. Những đôi tay dang ra cho bao cảnh đời khốn khó, tiếp sức người nghèo trên khắp nẻo đường về quê…

Điều được trao đi đâu chỉ có thức ăn mà còn là sự san sẻ ấm tình người.

Những đôi bàn tay ân tình cưu mang, giúp nhau với tinh thần “lá lành đùm lá rách” ấy còn gửi thông điệp lớn lao hơn. Rằng dù có thế nào, hãy vững tin tất cả chúng ta vẫn luôn ở bên cạnh nhau, sẵn sàng tinh thần chiến đấu, giúp nhau vượt mọi khó khăn.

Nếu không có những đôi tay chìa ra nâng đỡ, cứu giúp, người nghèo trong đại dịch sẽ khốn đốn biết bao nhiêu. Trong cuộc thương khó này, lý do cho mọi lựa chọn có thể là gì khác hơn ngoài “mệnh lệnh từ trái tim” của những người con đất Việt.

Mùa này, người với người chẳng thể chạm tay nhau nhưng vẫn có thể nắm chặt lấy trong vô hình và làm nên vòng tròn của tình thương và sức mạnh. Vòng tròn ấy nối dài và cứ thế rộng dần ra mãi, ôm trọn đất nước, ôm trọn con người.

Những người giản dị đời thường lẫn những người đang làm nhiệm vụ chống dịch, người trẻ tuổi lẫn người đã nghỉ hưu và cả trẻ nhỏ… đều có thể góp sức, dù bằng cách này hay cách khác.

Có những bàn tay nhỏ bé cúi xuống trang giấy nắn nót viết thư gửi lời yêu thương, động viên tinh thần đến ba mẹ là các y, bác sĩ ở tuyến đầu. Có những bài thơ, trang văn, bản nhạc được sáng tác và hát vang từ những ngày giãn cách, phong tỏa. Là gam màu được họa thành những bức tranh tri ân lực lượng ngày đêm tham gia chống dịch, lan tỏa những hình ảnh/giá trị đẹp đẽ, tích cực về tình người trong đại dịch.

Rất nhiều tác phẩm vẽ từ trái tim ấy được bán đấu giá, gây quỹ để trở thành món quà thiết thực gửi tặng các bệnh viện dã chiến, những bếp ăn từ thiện.

Và đôi khi, một đôi bàn tay vẫy hay đặt lên ngực trái, vẽ những trái tim vào không khí tặng cho nhau cũng có thể thay cho mọi lời khích lệ, động viên.

Khi đại dịch qua đi, những khốn khó buồn bã của hôm nay rồi sẽ dần bị vùi lấp vào tro bụi thời gian, chỉ còn kết tinh những giá trị lóng lánh của sức mạnh, của đoàn kết, của tình người. Những đôi tay vất vả của hôm nay - dẫu có thô ráp, rã rời như bàn tay của hoa hậu H’Hen vì tham gia vận chuyển cả tấn hàng cứu trợ hay bỏng rộp do xịt cồn quá nhiều như tay của cô gái trẻ Hà Nhi, tình nguyện viên lái xe cấp cứu… - vẫn là những đôi bàn tay rất đẹp, vẻ đẹp của hy sinh tận tụy, san sẻ yêu thương không gì so sánh được trong vô lượng đời người.

Vòng tròn tình thương từ những đôi bàn tay ấy, dẫu hữu hình hay vô hình cũng chưa bao giờ đứt đoạn… 

Cô gái 9X tài xế nhóm "mai táng 0 đồng" ở TP.HCM: Chúng tôi không cần tiền, chỉ cần người phụ giúp

Cô gái 9X tài xế nhóm "mai táng 0 đồng" ở TP.HCM: Chúng tôi không cần tiền, chỉ cần người phụ giúp

Chỉ cần ở mỗi nơi có sẵn đội tình nguyện gồm các thanh niên khỏe mạnh hỗ trợ khiêng bệnh nhân tử vong ra những chuyến xe "mai táng 0 đồng" thì nhóm sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều, Hà Nhi -cô gái lái xe 0 đồng chia sẻ

Hà Nội: Những bữa cơm '0 đồng' lan tỏa tình người trong mùa dịch

Hà Nội: Những bữa cơm '0 đồng' lan tỏa tình người trong mùa dịch

Mồ hôi đầm đìa chảy xuống mắt cay xè, bà Trần Thị Giang vẫn thoăn thoắt chia thức ăn vào hàng trăm hộp cơm. Giữa cái nắng oi ả, trong khuôn viên nhà văn hóa phường Phú Đô, nhóm thiện nguyện hối hả chuẩn bị 400 suất ăn miễn phí cho bữa trưa ngày 11/8.

Theo phunuonline.com.vn

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Hà Nội nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ, đồng thời bố trí điểm đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !