Bà chủ trọ ở Hà Nội mời người khó khăn ở miễn phí qua mùa dịch

Mặc dù đi thuê nhà để kinh doanh cho thuê lại, nhưng khi Hà Nội giãn cách, thấy nhiều người khó khăn, chị Hà đã thông báo nhận sinh viên nghèo, người thất nghiệp đến ở miễn phí trong các phòng trọ của mình.

Bà chủ nhà trọ là chị Nguyễn Thị Hà ở phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hà Nội giãn cách để phòng chống dịch, nhận thấy nhiều người gặp khó khăn về chỗ ở, mong muốn san sẻ gánh nặng với người nghèo trong khả năng của mình, chị Hà đăng thông tin lên trang facebook cá nhân: "Chính chủ, còn hơn 10 phòng trọ trong làng Phú Đô muốn giúp đỡ những ai đang thất nghiệp, không có việc làm, không về được quê, ở miễn phí trong những ngày tháng dịch bệnh”. 

Ngay sau khi thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, đã có rất nhiều người gọi điện cho chị Hà, xin được ở nhờ trong thời gian này.

{keywords}
Chủ nhà trọ ở Hà Nội mời người khó khăn đến ở miễn phí mùa dịch.

PV Infonet đã tìm tới khu nhà trọ mà chị Nguyễn Thị Hà đang giúp những người khó khăn tá túc qua giai đoạn dịch bệnh.  

Chị cho biết, "khi Hà Nội thực hiện giãn cách, tôi thấy nhiều người lao động không có việc làm lại không về quê được., mà rất may lúc này, trong số 5 nhà trọ cho thuê thì còn hơn 10 phòng đang trống, tôi đã nảy ra suy nghĩ tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn vào ở miễn phí trong thời gian dịch bệnh".

Đến dãy phòng trọ của mình, chị Hà gõ cửa từng phòng, ân cần hỏi thăm sức khỏe những người ở trọ. Phòng nào còn thiếu chiếu ngủ, thiếu quạt điện hay chưa có đồ ăn, chị lập tức bổ sung đầy đủ.

Chứng kiến sự ân cần của chị khi đi từng phòng tiếp tế đồ ăn, nhưng khi PV ghi lại những hình ảnh này, người phụ nữ vội xua tay: “Tôi làm việc này là xuất phát từ tâm".

Bà chủ trọ tốt bụng còn nhắn gửi: "Hiện những ai không có chỗ ở, xin hãy liên hệ với tôi, tôi sẵn sàng giúp đỡ”.

Khu trọ với 11 phòng này chị Hà đi thuê để kinh doanh. Bình thường chị cho thuê mỗi phòng 1 - 3 triệu đồng/tháng, nhưng trong mùa dịch chị dùng hỗ trợ người khó khăn ở miễn phí.

Anh Trần Văn Mạnh (quê ở Tuyên Quang, là lao động tự do ở Hà Nội, đang tá túc tại nhà trọ miễn phí của chị Hà) kể lại, khi nghe thông tin Hà Nội giãn cách, lúc đó muộn rồi nên không tìm được phương tiện để về quê; đang lo ở Hà Nội không có việc làm thì lấy đâu tiền để sống thì lại hay tin có bà chủ trọ ở làng Phú Đô cho ở miễn phí trong thời gian dịch bệnh, anh đã mừng khôn xiết.

{keywords}
Anh Trần Văn Mạnh trong căn phòng trọ miễn phí sạch sẽ ở phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

“Thất nghiệp, tôi muốn về quê nhưng không biết về kiểu gì; nếu về được thì phải đi cách ly và phải trả phí 80.000 đồng mỗi ngày, nghĩ đến khó khăn và các khoản chi phí ấy tôi đành phải ở lại Hà Nội. Tuy nhiên, ở lại thành phố thì lại phải lo tiền thuê trọ, chi phí ăn uống hàng ngày, tôi chưa biết tính toán thế nào cho hợp lý thì hay tin chị Hà thông báo cho ở miễn phí.

Tôi gọi ngay cho chị Hà và được chị đồng ý cho chuyển vào ở luôn. Lúc ấy chỉ còn cảm xúc vui mừng và cảm kích, như trút bớt được một phần gánh nặng. Khi tôi đến, chị Hà thấy hoàn cảnh của tôi khó khăn nên chị đã mua cho tôi 1 thùng mì tôm và mang thêm một chiếc quạt. Phòng đầy đủ mọi thứ từ giường chiếu, chăn, gối, điện, nước. Mừng rơi nước mắt! Giữa lúc dịch bệnh khó khăn thế này lại được người tốt giúp đỡ như thế, tôi rất biết ơn tấm lòng của chị!", anh Mạnh xúc động.

Vì chỉ ở tạm trong thời gian dịch bệnh nên anh mua một chiếc nồi cơm điện nhỏ để nấu tất cả các món.

{keywords}
Phòng đầy đủ đồ đạc nên anh Mạnh rất thoải mái.

Cùng trong khu nhà trọ của chị Hà còn có em Bàn Văn Nghĩa quê ở Bắc Giang, là sinh viên của một trường cao đẳng tại Hà Nội. Trước đây, Nghĩa ở ký túc xá của trường. Những ngày này, Hà Nội sử dụng ký túc xá của các trường học để phục vụ công tác phòng, chống dịch nên Nghĩa dọn ra ngoài ở.

Nghĩa kể: “Em là sinh viên, thời gian này em được nghỉ hè, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em ở lại Hà Nội làm thêm kiếm tiền đóng học phí cho năm học tới. Khi nghe Ban quản lý ký túc xá thông báo sinh viên chuyển đi để nhường cho khu cách ly, em rất ủng hộ; nhưng ra ngoài tìm phòng lúc ấy cũng khá khó khăn nên em khá lo lắng.

Lúc đó em lên mạng xã hội nhờ bạn bè tìm phòng, tình cờ đọc được thông tin của cô Hà thông báo cho ở miễn phí, mừng quá em gọi ngay cho cô, được cô đồng ý nên em chuyển đồ đạc sang đây luôn".

{keywords}
Vì ký túc xá được sử dụng làm khu cách ly tập trung nên Nghĩa ra ở nhờ phòng trọ nhà chị Hà.

Trong số những người ở đây, khó khăn nhất là bà Phạm Thị Đế (62 tuổi, quê Nam Định) xuống Hà Nội làm giúp việc. Vì gia đình chủ nhà không tiếp tục ký hợp đồng với bà nữa nên bà phải tìm công việc khác.

Ở lại Hà Nội thì không biết đi đâu, bà Đế ra Công an phường Mễ Trì trình bày hoàn cảnh, mong nhận được sự giúp đỡ.

“Tôi ra Công an phường Mễ Trì để tìm sự giúp đỡ thì được một anh công an giới thiệu đến ở nhà chị Hà ở bên Phú Đô. Đến đây, chị Hà đồng ý để tôi ở miễn phí, tiền điện và tiền nước thì dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Tôi vui mừng đến ở đây luôn, chờ khi nào có xe khách tôi sẽ về quê", bà Đế tâm sự.

{keywords}
Bà Phạm Thị Đế.

Chị Hà cho hay, vì các phòng trọ đa số có lắp đầy đủ điều hòa và bình nóng lạnh nên chị sẽ thu tiền điện nước nhưng ai dùng ít chị sẽ không tính tiền.

Do tình hình dịch bệnh phức tạp, mới đây, TP Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến ngày 23/8 để phòng chống dịch. Chị Hà nói chị sẵn sàng cho người có hoàn cảnh khó khăn ở miễn phí tiền thuê phòng cho đến khi Hà Nội hết giãn cách. Tấm lòng sẵn sàng sẻ chia là những nguồn năng lượng tích cực để giúp nhau vượt qua đại dịch.

Bảo Khánh

Người phụ nữ đi dép tổ ong phát tiền giúp người chạy xe máy về quê: Ước có thật nhiều tiền để giúp người nghèo khổ

Người phụ nữ đi dép tổ ong phát tiền giúp người chạy xe máy về quê: Ước có thật nhiều tiền để giúp người nghèo khổ

'Nếu mỗi ngày bán cá lãi 15 - 20 triệu đồng, tôi cũng sẽ đưa đi tặng hết cho bà con. Tôi từng ngủ ở dưới gầm cầu, cũng từng mơ ước có thật nhiều tiền để về quê nên hiểu cảm giác của những người vội vã trở về..."

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Hà Nội nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ, đồng thời bố trí điểm đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !