Nhóm G7, G8 gồm những nước nào, quan trọng ra sao mà Mỹ muốn Nga quay lại?

Hội nghị thượng đỉnh G7 (Nhóm các nước công nghiệp phát triển) sẽ được tổ chức tại Biarritz (Pháp) vào cuối tuần này. Giới truyền thông loan tin rằng tại Hội nghị G7 lần này, vấn đề đưa Nga tái hòa nhập G7 sẽ được đưa ra thảo luận.

Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại Biarritz (Pháp) vào cuối tuần này

Khi Nga còn là thành viên, Nhóm các nước công nghiệp phát triển có 8 nước thành viên (gọi tắt là G8). Nga bị loại khỏi Nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu hàng đầu thế giới (G7) sau các sự kiện Moscow sáp nhập Bán đảo Crimea và cuộc xung đột Donbass, miền Đông Ukraine nổ ra năm 2014.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/8 tuyên bố ủng hộ Nga trở lại nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và nối lại công việc của nhóm này theo định dạng G8. Đồng thời cho rằng Nga bị loại khỏi G8 là do ông Putin "qua mặt" ông Barack Obama trong vấn đề Bán đảo Crimea.

CNN dẫn nguồn tin trong chính quyền Mỹ cho biết, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ nêu vấn đề này tại cuộc họp Nhóm G7 vào cuối tuần này tại Biarritz (Pháp).

Ngoài ra, một nguồn tin cấp cao của Nhà Trắng nói với CNN rằng Tổng thống Trump và người đồng cấp Pháp Macron, trong cuộc điện đàm đã đồng ý mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào năm tới tại Mỹ. Theo nguồn tin trên, ý tưởng về lời mời thuộc về Tổng thống Pháp.

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển G7

Là một liên minh có 7 thành viên bao gồm các nước có nền công nghiệp tiên tiến kết hợp thành một nhóm được gọi là G7. Liên minh G7 bao gồm các quốc gia: Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Ý. Những người đứng đầu của mỗi quốc gia này tập hợp lại và giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế quốc tế.

Nhóm G7 (viết tắt tiếng Anh của Group of Seven) được thành lập vào năm 1976 khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa Kỳ. Bảy vị bộ trưởng nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế.

Cần lưu ý là nhóm G7 khác nhóm G8. G8 là tập hợp họp cấp thượng đỉnh của bảy nước kể trên với Nga thêm vào. Cuộc họp G8 là do nguyên thủ quốc gia tham dự thường cân nhắc những vấn đề chính trị trong khi G7 là do bộ trưởng tài chính đảm nhiệm và chủ đề thì hạn chế trong phạm vi kinh tế.

Nhóm 8 nước công nghiệp phát triển G8 (trước khi Nga bị loại khỏi nhóm này vào năm 2014)

G8 là nhóm 8 quốc gia công nghiệp hàng đầu của thế giới, bao gồm (Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa Kỳ (G6, 1975), Canađa (G7, 1976) và Nga (G8,1998). Điểm nhấn của G8 là hội nghị cấp cao về kinh tế và chính trị được tổ chức hàng năm với sự tham gia của những người đứng đầu các nước G8, các quan chức quốc tế, đồng thời cũng có nhiều hội nghị bên lề về chính sách của nhóm.

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, năm 1991 Liên Xô và sau đó là Nga bắt đầu tiếp xúc với nhóm G7. Từ Hội nghị lần thứ 20 tại Naplé, nhóm này trở thành P8 (Political 8), hay gọi không chính thức là "G7 cộng 1". Nga được phép tham gia đầy đủ hơn kể từ Hội nghị lần thứ 24 tại Birmingham, đánh dấu sự hình thành G8.

G8 không phải là một tổ chức xuyên quốc gia, như Liên hợp quốc hay Ngân hàng Thế giới. Ghế chủ tịch của nhóm được luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên, với trách nhiệm chủ tịch tính từ ngày 1 tháng 1. Nước giữ ghế chủ tịch có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho các đại diện tham dự, tổ chức các hội nghị cấp bộ trưởng, từ đó dẫn đến hội nghị cấp cao chung của các nguyên thủ trong 3 ngày vào giữa năm.

Đức Dũng (tổng hợp)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.