Nhỏ tinh dầu vào khẩu trang có phòng Covid-19?

Nhiều người lo sợ Covid-19 nên ngoài đeo khẩu trang còn nhỏ thêm 1 -2 giọt tinh dầu vào khẩu trang để virus bị tiêu diệt

Chị Lê Thanh Hải (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cho biết gia đình chị từ nửa năm nay luôn luôn có sẵn các loại tinh dầu ở trong nhà. Các thành viên trong gia đình trước khi đeo khẩu trang sẽ được nhỏ 1- 2 giọt tinh dầu vào khẩu trang để phòng Covid-19.

Nhờ có nhỏ tinh dầu vào khẩu trang, chị Hải thấy rõ các bệnh liên quan đường hô hấp cũng giảm hẳn. Các con đi học đều được chị Hải trang bị 1, 2 cái khẩu trang sạch có nhỏ sẵn tinh dầu để các bé dùng.
 
Chị Nguyễn Thị Mai (Đông Hưng, Thái Bình) cũng cho biết trước đó chị cũng sử dụng tinh dầu để nhở vào khẩu trang trước khi dùng. Sau khi hết tinh dầu, chị thường mua dầu gió ở hiệu thuốc về nhỏ ra khẩu trang rồi cho cả nhà dùng.
 
Theo TS Phạm Việt Hoàng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, tinh dầu tràm hay các loại tinh dầu khác cũng được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, để phòng bệnh thì cần nghiên cứu vì hiện nay cách làm này chỉ là theo kinh nghiệm dân gian. 

{keywords}
Nhỏ tinh dầu vào khẩu trang có phòng Covid-19?


Theo nghiên cứu, dầu tràm có tác động trên các loại vi khuẩn và vi rút như Escherichia coli (E. coli), Staphylococcus aureus (S. aureus), Staphylococcus epidermidis (S. epidermidis), Enterococcus faecalis (E. faecalis), Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa), Haemophilus influenzae (H. influenzae), Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae).

Đây là những loại vi khuẩn và vi rút gây các loại bệnh như viêm phổi, ngộ độc thực phẩm, cúm dạ dày, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu…
 
Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu tràm thì người dùng phải pha loãng theo tỉ lệ 5-15% rồi mới dùng. Không nên dùng trực tiếp tinh dầu tràm vì có thể gây dị ứng, bỏng rát.
 
Ngoài sử dụng tinh dầu tràm, các loại tinh dầu khác cũng tương tự. Nếu bạn muốn nhỏ 1, 2 giọt vào khẩu trang thì bạn cần kiểm tra kỹ xem mình có bị dị ứng với tinh dầu hay không mới sử dụng.

Có thể nhỏ ra vùng da mềm dưới cánh tay để xem có dị ứng hay không. Đối với trẻ nhỏ không bôi tinh dầu vào khẩu trang hay lên da của trẻ.

Việc dùng tinh dầu chỉ là hỗ trợ, yếu tố tâm lý khiến người dùng cảm thấy thư thái, mùi hương từ tinh dầu cũng giúp họ đỡ stress, lo lắng hơn nhưng tuyệt đối không thể thay thế các biện pháp 5K khác.
 
Đối với việc hít tinh dầu, BS CK II Huỳnh Tấn Vũ – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng tinh dầu không thể ngăn ngừa và điều trị được Covid-19. BS Vũ cho biết đến nay hít tinh dầu chỉ được khuyến cáo dùng để giúp phục hồi khứu giác trong trường hợp người bệnh mắc Covid-19 gây mất hoặc giảm khứu giác.

Tất cả các loại tinh dầu, khi ta hít vào, các phân tử mùi hương trong tinh dầu sẽ đi trực tiếp từ dây thần kinh khứu giác lên não, đặc biệt tác động đến hạch hạnh nhân, trung tâm cảm xúc của não giúp mọi người giảm các triệu chứng căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, buồn nôn, kích thích chứ không thể đánh được virus, vi khuẩn. 
 
Đến nay, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn tại Quyết định 4539/QĐ-BYT năm 2021 về sử dụng tinh dầu phòng Covid-19. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ ở giới hạn vệ sinh, xông phòng ốc, nơi làm việc không dùng trực tiếp trên da.
 
Phương pháp thứ nhất, nguyên liệu gồm hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió... Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tuỳ theo diện tích phòng.

Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏthêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
 
Phương pháp thứ hai, nguyên liệu gồm tinh dầu hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm, quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
 
Liều dùng, cách dùng: Tùy theo diện tích phòng (10-40m2), lấy lượng tinh dầu phù hợp (2-4ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.
 
Khi xông tinh dầu trong phòng ngủ không xông ở phòng trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu. 

Khánh Chi 

Sau tiêm vắc xin mũi 3 rụng tóc, nổi hạch nách, đau nhức, rét run có nguy hiểm không?

Sau tiêm vắc xin mũi 3 rụng tóc, nổi hạch nách, đau nhức, rét run có nguy hiểm không?

Nhiều người cho biết họ bị vắc xin mũi 3 “hành” dữ dội, nổi cả hạch cổ và nách, sốt rét… trong khi 2 mũi đầu thì “lướt qua” rất êm.

F0 sau khi khỏi bệnh có những dấu hiệu sau cần đi khám hậu Covid-19 ngay

F0 sau khi khỏi bệnh có những dấu hiệu sau cần đi khám hậu Covid-19 ngay

Chính thức từ hôm nay (24/1), Bệnh viện đa khoa Đức Giang triển khai phòng khám hậu Covid-19 cho các bệnh nhân đã từng mắc bệnh.

'Sương mù não' sau mắc Covid-19

'Sương mù não' sau mắc Covid-19

Sau mắc Covid-19 nhiều người rơi vào tình trạng nhớ nhớ, quên quên không thể tập trung vào công việc, hiệu suất làm việc giảm.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đang cập nhật dữ liệu !