Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại Quảng Nam

Để thúc đẩy Chương trình, chuần hóa các sản phẩm OCOP, Quảng Nam đã sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, rõ ràng, khuyến khích được người dân tích cực, hăng hái tham gia.

Qua gần 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến cuối năm 2020, Quảng Nam có 207 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của nhân dân, sức lan tỏa của Chương trình ngày càng lớn, thể hiện qua việc sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm sau luôn cao hơn năm trước.

Các chủ thể tham gia chương trình ngày càng mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, tiên tiến phục vụ sản xuất; chất lượng sản phẩm dần được nâng cao; việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại được quan tâm…

{keywords}
Nhờ chú trọng hỗ trợ phát triển sản phẩm hướng đến chất lượng, an toàn, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Nam được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. Ảnh: Ngô Dương

Tại hội thảo Tại Hội thảo góp ý xây dựng khung chương trình và giải pháp thúc đẩy chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: Quảng Nam là một trong số các tỉnh sớm tổ chức triển khai tích cực và có hiệu quả Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020. Có thể nói, ở Quảng Nam, phát triển OCOP là nhiệm vụ chung của các ngành; trong đó, ngành Nông nghiệp là trung tâm của sự kết nối và điều phối các hoạt động của Chương trình.

Để phát triển sản phẩm, hỗ trợ nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, bao bì sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP, tỉnh Quảng Nam đã triển khai tổ chức tuyên truyền rộng rãi Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Báo Nông thôn ngày nay, Đài Phát thanh - truyền hình cấp huyện, Cổng thông tin điện tử của các Sở, ngành và địa phương, trang Website OCOP Quảng Nam...; tuyên truyền thông qua các cuộc Hội thảo, Hội nghị, tọa đàm, tập huấn do các cấp chính quyền địa phương và Hội đoàn thể tổ chức với mục đích để mọi người hiểu rằng: “OCOP là gì? Tại sao phải làm OCOP? Làm OCOP như thế nào?”.

Hằng năm, tỉnh đều mở các lớp đào tạo tập huấn chuyên sâu về nhãn hàng hóa, về tiêu chuẩn sản phẩm, về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong sản xuất…các báo cáo  viên là cán bộ đến từ các sở ngành liên quan.

Để thúc đẩy Chương trình, chuẩn hóa các sản phẩm, Quảng Nam đã sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, rõ ràng, khuyến khích được người dân tích cực, hăng hái tham gia, cụ thể:

Năm 2018 và 2019, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành các Quyết định số 2834/QĐ-UBND và Quyết định số 4129/QĐ- UBND quy định nội dung, mức chi hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 - 2020. Trong 03 năm qua, ngân sách tỉnh đã bố trí 30 tỉ đồng để hỗ trợ Chương trình OCOP

Nhằm phát triển sản phẩm, hỗ trợ nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, bao bì sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP, tỉnh Quảng Nam đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa, với nhiều hình thức và nhiều kênh thông tin để mọi người, mọi nhà đều hiểu và hiểu đúng về Chương trình OCOP. Đưa OCOP vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp. Việc tuyên truyền cần chú trọng đến việc chia sẻ kinh nghiệm về những mô hình hiệu quả, cách làm hay, những chủ thể tiêu biểu, sáng tạo. Khuyến khích người dân sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sơ chế, bảo quản để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Chú  trọng hỗ trợ nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, bao bì sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP.

Quảng Nam cũng đã kịp thời ban Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 (mỗi năm ngân sách tỉnh sẽ bố trí tối thiểu 10 tỉ để thực hiện Chương trình; riêng năm 2021 đã có 10 tỷ đồng được phân bổ cho Chương trình OCOP).

Giải pháp tiếp được tỉnh đề ra là phát huy tốt hơn nữa hoạt động của Tổ liên ngành cấp tỉnh trong việc định kỳ hàng năm xuống hỗ trợ địa phương, hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng và các chủ thể trong quá trình triển khai OCOP, với sự tham gia của các chuyên viên giỏi, có kinh nghiệm đến từ các ngành liên quan. Đây là kinh nghiệm của Quảng Nam đã triển khai gần 03 năm qua và cho thấy hiệu quả tốt, đặc biệt là tạo được mối quan hệ gần gũi giữa cán bộ OCOP và người dân, tạo được niềm tin của chủ thể đối với Chương trình.

Song song với các giải pháp trên là chú trọng hỗ trợ phát triển sản phẩm hướng đến chất lượng cao hơn, an toàn hơn. Tỉnh cũng sẽ tăng cường tổ chức các sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP gắn với các sự kiện văn hóa, hoạt động du lịch do Trung ương, địa phương, các đơn vị có liên quan tổ chức. Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn đối tác OCOP để kết nối cung cầu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thương mại điện tử trong việc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hàng hóa.

Ngô Dương

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !